106. CƠM TỰ CHỌN

45 9 2
                                    

106. CƠM TỰ CHỌN

Trịnh Nghĩa tự đi tìm các thành viên khác của thương hội để thăm dò ý kiến số đông, Giang Hồi vận dụng "Mạng lưới dân gian" để tìm hiểu thông tin chi tiết của các đồng nghiệp khác, trong khi bản thân Sư Nhạn Hành vẫn tiếp tục tập trung vào công việc kinh doanh. 

Bất kể gia nhập thương hội hay không, chuyện làm ăn của nhà mình mới là nền tảng căn bản.

Mua bán thực chất là một quá trình đấu trí đấu dũng của cả hai bên.

Người bán muốn bán nhiều hơn, người mua muốn mua rẻ hơn. Khi phần cứng hơi bị lag, người bán sẽ hướng dẫn suy nghĩ của người mua một cách phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch trong thời gian sớm nhất.

Ví dụ như bán trứng kho, người bán nên hỏi thẳng khách hàng muốn mua một trứng hay hai trứng, chứ không phải hỏi họ muốn mua hay không.

Một ví dụ khác là vấn đề lớn nhất mà chi nhánh Sư Gia Hảo Vị đang phải đối mặt hiện nay: Hầu hết thực khách đều không biết mình muốn ăn gì trước khi bước vào cửa, hơn nữa lại có quá nhiều thứ để lựa chọn trong tiệm; điều này khiến khách hàng lãng phí rất nhiều thời gian gọi món.

Mà sau đó, mỗi món lại có mấy kiểu nấu khác nhau, khiến quá trình lựa chọn càng kéo dài hơn. Nhiều phương diện chồng chất lên nhau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng khách lưu thông.

Nếu thực khách không nhiều lắm hoặc nếu ngoài Sư Nhạn Hành còn có đầu bếp chuyên môn khác thì không sao, nhưng thực tế hoàn toàn tương phản!

Tam Muội và đám nhân viên tuy đã được đào tạo, nhưng nấu ăn là một kỹ năng cần nhiều năm kinh nghiệm. Hiện giờ, các nhân viên chỉ có thể làm vài món xào và hấp đơn giản, còn những món phức tạp hơn vẫn cần chính Sư Nhạn Hành ra tay.

Hiện tại đầu bếp chỉ có một mình nàng, nếu cứ tiếp tục kiểu này, có cảm giác như nàng phải quay lại tình trạng bị trói chặt phía sau bếp không  thoát thân được như khi mới khai trương.

Rồi sau đó thực khách tới nơi, thấy phải chờ lâu mà không có bàn, đứng nhìn ngó một chút rồi bỏ đi.

Đây đâu khác gì Sư Gia Hảo Vị tự nguyện từ bỏ một lượng thu nhập đáng kể.

Như vậy không tốt, thật không tốt!

Sau khi phát hiện tình trạng này, Sư Nhạn Hành bèn suy xét tìm cách cải thiện.

Nàng quan sát cẩn thận trong vài ngày và đưa ra kết luận như sau:

Khác với tầng lớp tiêu dùng cao cấp là chủ lực của của tiệm chính, khách hàng của chi nhánh chủ yếu đến từ các khu dân cư lân cận và một số khu thương mại tầm trung. Hầu hết họ đều có việc làm, không rảnh lo nấu ăn, nhưng họ làm ra tiền nên lựa chọn đi ăn ngoài.

Loại khách hàng này cần ăn no và rẻ nhưng phải chất lượng, dùng cách diễn tả của đời sau chính là "Xa xỉ nhẹ nhàng" hoặc là "Sang chảnh vừa túi tiền".

Món ăn họ muốn không những phải có hình thức đẹp, hương vị thơm ngon, khoe ra sẽ có thể diện mà còn cần giá cả phải chăng. Cho nên khi đặt món họ mới dùng rất nhiều thời gian để liên tục dò hỏi và so sánh.

THỰC TOÀN THỰC MỸNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ