2

1 0 0
                                    

“Lần đầu tiên biết đến cuộc sống của nàng, chỉ thấy bi thương.

Nghe nói nàng cắt tóc tuyệt tình là ở Hàng Châu.

Đó là một thành phố dịu dàng thắm thiết, tôi đã ở đây gần 10 năm, rất ít nghe qua chuyện xưa thê lương, nghe thấy lời đồn thảm thiết. Đây là thế tục trần gian, là nơi khói lửa nhưng cũng cảnh đẹp thiên đường, khắp nơi vui vẻ.

Cho dù có bận rộn đến đâu, nếu người ta bước đến Hàng Châu thì cũng sẽ tĩnh tâm, bình thản chậm rãi. Tất cả những chuyện tình yêu thời xa xưa xảy ra ở nơi này đều mang đến loại mưa bụi dịu dàng. Ví dụ như đây là nơi gặp nhau của Lương Sơn Bá Chúc Anh Đài, là nơi Bạch Nương Tử và Hứa Tiên gặp gỡ ở Đoạn Kiều hay là câu chuyện “Mạch thượng hoa khai, khả hoãn hoãn quy hĩ”*

[*Nghĩa là “Hoa trên đường đã nở, nàng có thể vừa ngắm cảnh vừa thong thả quay về”. Đây là một điển cố về Ngô Việt Vương và Vương phi tình cảm mặn nồng, có lần Vương Phi về nhà mẹ thăm họ hàng, lâu quá không về, Ngô Việt Vương viết thư nói "Mạch thượng hoa khai, khả hoãn hoãn quy hĩ", viết là "Hoãn hoãn" (thong thả, từ từ) nhưng ý là ở chữ "về", tuy rằng là "Hoãn hoãn" nhưng lại dịu dàng hối thúc Vương phi trở về bên ông, diễn tả nỗi nhớ nhung của chồng đối với vợ. Nghe nói Vương phi nhận được thư, nước mắt tuôn chảy, lập tức trở về Hàng Châu]

Nhưng sao đến nàng thì lại phu thê ly tâm, cuộc đời này không muốn gặp lại nữa?

Nàng, chỉ có mang tên một dòng họ, Ô Lạp Na Lạp thị.

Không có tên, cho dù thân là Hoàng hậu, cho dù trong sách sử vẫn chỉ còn lưu lại chút phỏng đoán về cuộc đời nàng thì cũng sẽ không có ghi nhớ tên của nàng. Tôi tin rằng, trong những năm tháng nàng đang sống đó, thời điểm thanh mai vẫn chưa xuất giá, hay là lúc thầm thỉ bên tai phu quân của mình thì sẽ không có ai lạnh lùng như băng mà dùng dòng họ xưng hô với nàng.

Nàng nhất định có một cái tên.

Không biết vì sao, tôi chỉ mạo muội đặt cho nàng một cái tên, Như Ý (如懿)

Lý do mọi người đều biết, trong Hậu Hán thư có viết: “Lâm lự ý đức, phi lễ bất xử”. Ý nghĩa an tĩnh mỹ hảo, im lặng tốt đẹp.

Trăm năm sau, có một nữ tử xuất hiện làm vang chấn Đại Thanh, sinh hạ Hoàng tử, được ban phong hào chữ “Ý” (懿), trở thành Ý quý phi, sau này lại thành Thánh mẫu Hoàng Thái hậu, tức là Từ Hi. Người này cũng là Na Lạp thị, Diệp Hách Na Lạp thị.

Tất nhiên, nàng ấy và nhân vật chính của chúng ta không hề có quan hệ gì với nhau, chỉ là nhàn rỗi viết thêm một câu mà thôi.
Ô Lạp Na Lạp thị, Như Ý.

Là nhân vật chính trong quyển sách thứ 2 của tôi “Hậu cung Như Ý truyện”

Tựa hồ, rất ít người viết về nàng. Vì sao lại như vậy? Vì trong mắt mọi người, nàng là một nữ tử thất bại. Cho dù là phi tần không con, ít có ghi lại nhưng có thể tìm ra trong ít nhiều văn chương ghi lại một Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị có phụ thân Cao Bân, được ban thụy hào chữ “Hiền” hay là một Hoàng hậu nổi tiếng tính tiết kiệm hiền đức Hiếu Hiền Hoàng hậu, ngay cả phu quân của nàng cũng tự tay ghi chép về nàng rất nhiều, trong đó có bài Thuật bi phú nổi tiếng.

From...Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ