Châu Quang trì được xây dựng phía trên ngọn đồi nối liền với hoàng cung của Yêu tộc, dẫn nước từ một con suối tự nhiên ở trên đồi xuống, nước suối trong lành tươi mát, thuỷ vực không lớn, nghe nói buổi sáng có sương sớm, lại lấy ngọc trai nghiền thành bột bỏ vào nước nóng , ngoài việc dưỡng nhan bỏ bệnh, tuổi thọ kéo dài, có tên là “Châu Quang”, trước nay chỉ chuyên dùng cho hoàng thất của Yêu tộc. Yêu quân cũng rất xem trọng nơi này, bèn cho xây dựng chiếc ngọc mâm hứng sương sớm, gọi là Tiên Lộ, ý muốn so với cảnh giới thần tiền. Người trong Yêu tộc hay khách ngoại nhân mà có thể bước vào Châu Quang trì phải nói là cực đại vinh dự.
Lam Hi Thần theo Nhiếp Minh Quyết tới, Yêu quân tỏ ra vui mừng bởi vì cả hai đều là khách quý, huống chi trước kia Lam Hi Thần đối với Yêu tộc lại có thịnh tình quen biết, nhất là khi ngje được lý do muốn mượn Châu Quang trì cho y chữa vết thương, Yêu quân vô cùng phóng khoáng đồng ý ngay, còn lập tức sai người đi chuẩn bị.
Trước khi bước vào Châu Quang trì, để tránh vướng víu thì Lam Hi Thần được một thị nữ hướng dẫn vào trong noãn thất dẫn ra hồ để thay áo tắm. Đó là một loại áo choàng, vải không quá mỏng cũng không quá thô nhưng thể ngăn thấm nước, tay áo ngắn đến khuỷu, có ba nút chia nhau cách khoảng từ cổ rồi ngực rồi thắt lưng, giữa ngực có thêu nổi một đóa hải đường, hai vạt áo chập lại, xẻ ra ở phần gối và trải dài ở phía sau. Lúc Lam Hi Thần cầm lên, cảm thấy nó rất giống một loại áo choàng dùng trong chế phục cung đình mà trước đây y thường dùng trong Mộng cảnh. Sau khi từ chối sự giúp đỡ để mấy thị nữ kia lui ra ngoài, Lam Hi Thần chần chừ một lúc mới túm lấy mớ tóc dài quấn lên theo kiểu cân quắc (khăn trùm) của nữ nhân, sau đó trút hết toàn bộ sam phục trên người, choàng chiếc áo tắm kia vào rồi vịn lên lan can bằng vàng, từng bước nhón gót chân chậm rãi tiến về phía Châu Quang trì.
Thật xa hoa tráng lệ!
Đây là ý nghĩ duy nhất trong đầu y khi nhìn thấy cảnh vật. Bốn phía đều là những cây đào hồng thắm xen kẽ với những bụi hoa ngắn dưới gốc, xung quanh khu vực dùng san hô với lưu ly làm bình phong. Đi đến bên hồ, thấy làn nước trong suốt tỏa nhiệt khí, trời xanh nắng đẹp, không khí thanh mát, thoáng như tiên cảnh.
Lam Hi Thần nhìn bốn bề vắng lặng, liền bước vào trong ôn tuyền, chậm rãi ngồi xuống. Hồ nước có ba bậc rồi mới tới đáy hồ, y chọn ngồi ở bậc thứ hai để nước chỉ dâng tới ngực, vách hồ làm bằng ngọc bích có chạm hình chim hạc, dưới đáy hồ có hàng nghìn hoa văn cánh đào. Có ba thanh ngọc chạm đầu hổ nửa người, nước từ miệng hổ rót từ từ xuống hồ, mùi hương ở Châu Quang trì tinh tế, lặng lẽ không tiếng động, chỉ có thể nghe tiếng dòng nước ào ào. Bạch ngọc dưới đáy áo trơn nhẵn, chạm trổ hoa lê. Chân trần đạp lên hoa văn, một bước lại một bước, ngứa ngứa thích thú. Nước nóng vừa phải, người giống như cá trong nước, rốt cuộc cũng lún sâu người. Ngâm trong bạch ngọc Châu thang, hơi nước lượn lờ, mờ mịt như tiên cảnh.