CÓ TÌNH TỨ GÌ THÌ CŨNG XIN HÃY TỰ TRỌNG!“Cô cô, chúng ta không thể tiến thêm nữa đâu.” Người vừa nói là Trịnh Đức Khiêm, con trai thứ ba của anh cả Trịnh Diễm, Trịnh Tú, so ra còn lớn hơn Trịnh Diễm một tuổi. Bây giờ Trịnh Diễm ra ngoài, nếu đến chỗ nào riêng biệt, chẳng hạn như nhà của Trưởng công chúa Khánh Lâm, nhà Trì bà ngoại, cung Đại Chính; những địa điểm như vậy thì chỉ cần mang tùy tùng của mình theo là xong. Nhưng, nếu đến chỗ náo nhiệt nào đó, hoặc dạo phố thì Trịnh gia liền kéo một đứa cháu để đi cùng xe với nàng ngay.
Theo Đỗ thị nói thì: “Trì lang quân rời kinh, con phải ngoan ngoãn cho mẹ.” Rất có thể con bé này sẽ gây chuyện, mỗi lần ra ngoài lại lo nàng kéo thêm thù hận, lần trước ra ngoài có Trương Lượng đi cùng, kết quả bị quận chúa Tân Xương quá cố công kích, nên bây giờ phải để người nhà mình đi cùng. Vì các anh các cháu đã trưởng thành đều phải đi làm, nên chỉ có ngày nghỉ, khi các anh các cháu muốn ăn chực mới theo nàng thôi.
Trịnh Tĩnh Nghiệp cực kì đồng ý với Đỗ thị, nhưng mục đích lại không giống bà. Trịnh Tĩnh Nghiệp rất yên tâm về con gái mình, ngược lại, đám cháu mới là nỗi lo lắng của ông. Để các cháu đi theo Trịnh Diễm lăn lộn, nghe quen mắt nhìn quen tai những phương thức hành vi tàn bạo, sẽ có lợi chứ không hại đối với cuộc sống tương lai sau này của chúng.
Hôm nay là ngày Trì Tu Chi về kinh, Trịnh Diễm muốn đi ngắm chàng, được tận mắt thấy chàng quả thật bình an vô sự mới yên tâm – người xuất kinh nhận Thánh mệnh, chưa về báo cáo công việc với Hoàng đế thì không được giải quyết vấn đề cá nhân.
Tổng cộng có bốn vị Phủ úy sứ, ba vị khác đã an trí lưu dân ngay tại chỗ, sau đó vác cờ về trước rồi. Chỉ có đội của Trì Tu Chi thì hơi đặc biệt một chút, do trải qua giao chiến, lại còn cẩn thận lựa chọn vài lưu dân để ‘làm tù binh’ mang về.
Trong triều đình tranh cãi văng nước miếng vì chuyện của Trì Tu Chi, đã có người báo tin cho chàng về tình huống cụ thể rồi. Trì Tu Chi đưa mắt nhìn lưu dân, nhanh chóng có đối sách. Chàng chọn một vài lưu dân để mang về kinh, cũng đã gửi báo cáo lên trước. Ngoài dự định, Tưởng Tiến Hiền hay Vi Tri Miễn và những người khác đều không hề phản đối.
Trì Tu Chi đánh trận này thì khá đó, nhưng mà so với những kẻ chém người chuyên nghiệp, thành tích này cũng chả đặc biệt xuất sắc gì cho cam. Theo Tưởng Tiến Hiền thì hành động của Trì Tu Chi, đúng là vẽ chân cho rắn. Một Phủ úy sứ như ngươi, làm thế thì các tướng quân liều mạng đánh giặc sẽ nghĩ ra sao?
Mọi người đều muốn cười nhạo chàng.
Ngay cả Trịnh Tĩnh Nghiệp cũng nghi ngờ, nhưng đó là con rể tương lai của ông, chỉ có nâng không thể dìm. Dưới sự sai bảo của Trịnh Tĩnh Nghiệp, Trịnh đảng tạo dư luận, thổi phồng chuyện Trì Tu Chi là một thư sinh bộ dạng nhược thụ, trên đường gặp nguy nhưng vẫn làm anh hùng, anh dũng giết địch. Trống da trâu đánh rất vang, quả thật bản thân Trì Tu Chi cũng là một mỹ nam tử, nên cả thành mới tới vây lại xem.
Các thiếu nữ thiếu phụ trong kinh, nhất là những tiểu nương tử nhà quan, vốn đều đang chuẩn bị kéo tới ngắm tài tử nhập kinh, nhưng vì xảy ra chuyện có lưu dân, đành hoãn việc nhập kinh của các tài tử lại. Lòng nhiệt huyết tràn trề của mọi người không có chỗ trút, nay có Trì Tu Chi, đám chị em phụ nữ kêu gọi bạn bè lôi kéo tập thể tới ngắm xem, coi như là diễn thử cho việc trông ngóng tài tử sắp tới.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Hoàn] CON GÁI GIAN THẦN - Ngã Tưởng Cật Nhục
General FictionThể loại : ngôn tình,cổ đại, xuyên không,3s, sủng. Tình trạng: hoàn thành Trịnh Diễm cho rằng, xuyên không, sống một cuộc sống xa lạ, thật ra cũng không quá khó khăn. Từ khi phổ biến đến nay, các kiểu xuyên không nhiều vô kể, xem như là đủ thể loại...