Chương 64: Xây nhà mà hỏi người qua bên đường

1.6K 44 17
                                    

Từ thứ phụ tuy cảm thấy làm chuyện thừa thãi nhưng cũng động tâm. Lúc Từ Sâm gửi thư từ Nam Kinh đến xin ý kiến hôn sự này, Từ thứ phụ một mình ở trong thư phòng bóp cổ tay than thở:

- Tiếc là thứ nữ chi thứ hai, chi thứ ba thực sự không dùng được, nếu không thì hôn sự này của Tố Hoa có thể lợi dụng tốt biết mấy.

Tuy nói quan văn và võ tướng không chung đường nhưng Bình Bắc hầu phủ và Ngụy quốc công phủ đều là phủ đệ hiển hách ở kinh thành, Bình Bắc hầu lại càng là rường cột quốc gia được coi trọng từ thời Tiên đế đến nay, có thể cùng ông ấy kết làm thông gia là chuyện vinh hiển cỡ nào.

Lúc ấy trong lòng ông chỉ lo nghĩ đến họa lớn Nghiêm thủ phụ, Bình Bắc hầu tuy tốt nhưng dù sao cũng chưa đồng ý hôn sự nên vẫn còn đường lui. Vả lại, Nghiêm thủ phụ là tiểu nhân, Bình Bắc hầu là quân tử, thà đắc tội tiểu nhân chứ không thể đắc tội quân tử. Cho nên, Từ thứ phụ sẵn lòng đem Tố Hoa hứa gả cho Nghiêm gia, mà không phải là Trương gia.

Trong suy nghĩ của Từ thứ phụ, nữ nhi hay tôn nữ cũng vậy, sớm muộn đều là người nhà người ta. Chỉ có nhi tử và tôn tử mới luôn là người Từ gia, vĩnh viễn là người Từ gia, người nhà mình. Hi sinh người nhà người ta để bảo toàn người nhà mình, bảo toàn cho các tôn tử của mình, Từ thứ phụ không hề cảm thấy luyến tiếc hay không đành lòng.

Nữ nhi nên giống như Lạc Tú của Lý gia trong "Tấn thư. Liệt nữ liệt truyện". Lạc Tú là nữ nhi của Lý phú hộ, Lý gia tuy giàu nhưng không có quyền thế, An Đông tướng quân Chu Tuấn muốn cưới Lạc Tú về làm thiếp, phụ thân và ca ca của Lạc Tú không đồng ý nhưng Lạc Tú rất dứt khoát:

- Gia đình gặp nạn, tiếc gì một nữ nhi!

Về sau nàng gả cho Chu Tuấn, sinh hạ ba nhi tử Chu Nghỉ, Chu Tung, Chu Mô, nhi tử có tiền đồ, Lý gia cũng được đối đãi trọng hậu.

"Tiếc gì một nữ nhi", đây không chỉ là cách nghĩ của Lạc Tú mà còn là cách nghĩ của ngàn vạn người ở triều đại này. Hi sinh một nữ nhi để chấn hưng cả gia tộc, trên đời này làm gì có chuyện mua bán nào có lợi hơn chứ.

"Tố Hoa đọc nhiều thi thư, lễ nghi thanh nhã, tính tình hiếu thuận, chắc chắn sẽ cảm thông cho nỗi khó xử của tổ phụ, cảm thông cho khốn cảnh của Từ gia." Với lời khuyên dành cho tôn nữ chưa bao giờ gặp mặt này, Từ thứ phụ rất có lòng tin, căn bản không hề nghĩ Tố Hoa sẽ cự tuyệt. Thân là một thành viên của Từ gia, lúc gia tộc cần ngươi hi sinh, về tình về lý, ngươi không phải là nên dũng cảm đứng ra, việc nghĩa chẳng nhường người khác sao?

Đáng tiếc, Tố Hoa giỏi thư họa, sở trường về cầm kỳ, tài hoa xuất chúng, Tố Hoa từ nhỏ được Nho gia giáo dục trưởng thành lại hoàn toàn không biết nhìn đại cục, cũng không chịu vì tổ phụ, vì Từ gia, vì các tỷ muội mà xả thân. Tố Hoa, Tố Hoa tài trí như vậy lại vô cùng ích kỷ, nhỏ nhen ngoài dự liệu của Từ thứ phụ.

Đến khi Từ Sâm lấy ra hôn thư, Từ thứ phụ cũng bỏ đi ý niệm đưa Tố Hoa đến Nghiêm gia------có người chứng hôn, có sính lễ, có hôn thư, hôn sự này là ván đã đóng thuyền, không thể thay đổi được nữa. Từ thứ phụ không phải người cố chấp, đối với chuyện đã rồi, thái độ của ông là "chuyện thành thì không nói, chuyện tốt thì không phá, chuyện cũ thì bỏ qua", chuyện đã như vậy thì truy cứu có ích lợi gì.

Tố Hoa Ánh NguyệtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ