Dận Tường cầm lấy hộp gấm từ trong tay tùy tùng đứng lên nói: "Nương nương biết rõ con nghèo nhất trong các vị A ca, cho nên không có gì tốt, chỉ tìm được một đôi chén ngọc cho người. Chúc nương nương phúc như Đông Hải, thọ tỷ Nam Sơn."
Đức phi cầm lấy hộp gấm, mở ra nhìn, chỉ thấy bên trong là một đôi chén ngọc xanh biếc. Thân chén điêu khắc hình bách tử* hiến thọ, chạm trổ tinh xảo. Tuy hình khắc nhỏ nhưng có thể nhìn thấy một trăm khuôn mặt với trăm biểu cảm khác nhau. Có thể thấy được kỹ năng điêu luyện của người điêu khắc. Cho dù Đức phi sống đã lâu cung đình, đã thấy qua đủ món kỳ trân dị bảo vẫn không khỏi kinh ngạc,.
(Tử: con)
"Nghe đồn cháu trai của thợ điêu khắc giỏi nhất thiên hạ cũng có tài điêu khắc không tồi, có thể khắc hình trên một hạt gạo. Ta thấy chiếc chén này trông rất sống động, chẳng lẽ ra sản phẩm của hắn?" Na Lạp thị tò mò hỏi.
"Nhãn quang của Tứ tẩu thật tốt, tuy không phải nhưng cũng gần đúng."
Nói tới đây Dận Tường lại có chút tiếc nuối nói: "Cháu trai tấn sớm mấy năm trước đã quy ẩn, cũng không điêu khắc thêm nữa. Đệ đã đi mời rất nhiều nhưng hắn cũng không chịu, chỉ phái một đồ đệ ra điêu khắc cho đệ đôi chén này."
Đức phi khá thích món quà này, lại cười nói: "Trong cung cũng có vài thành phẩm của hắn ta, bản cung đã từng xem qua rồi. Còn chiếc chén ngọc này, về mặt điêu khắc cũng có thể coi là một chín một mười, chỉ là còn thiếu một chút lão luyện. Có vẻ như tên đồ đệ kia là chân truyền. Thập tam có tâm , chén ngọc rất tốt, bản cung rất thích." Bà giao chén ngọc cho cung nhân cất giữ.
Dận Chân lấy một bức tranh đã được cuốn thành trục từ trong hộp gấm dài mà Cẩu nhi vẫn luôn cầm trong tay từ nãy ra, tự mình đưa cho Đức phi: "Nhi thần trai giới 10 ngày, tự tay viết chữ Thọ này. Chúc ngạch nương Phúc Thọ an khang, trường mệnh thiên tuế."
"Trường mệnh thiên tuế? Chỉ cần trường mệnh bách tuế bản cung đã hài lòng rồi." Đức phi cười cười tò mò hỏi: "Sao có chữ Thọ mà lại viết trong tận 10 ngày vậy?"
Người tò mò không chỉ có mình Đức phi, còn có đám người Na Lạp thị. Họ đều chưa nhìn thấy bức thọ lễ này của Dận Chân, chỉ có Lăng Nhược đã từng tới thư phòng hầu hạ biết một chút.
Hắn vừa nói vừa mở bức tranh trong tay, chỉ thấy trên nền đỏ là chữ Thọ lớn màu vàng, tập hợp bốn kiểu viết Chính, Triện, Lệ, Hành.
Tuy thư pháp của hắn xuất sắc nhưng muốn viết một chữ Thọ như vậy cũng không phải chuyện dễ dàng.
Nhưng điều đó còn chưa tính là gì, khó hơn đó là trong một chữ Thọ lớn lại bao gồm một trăm chữ Thọ nhỏ, có loại chữ Tiểu Triện, Giáp Cốt văn, Kim văn, không chữ nào giống nhau. Thậm chí còn có Hỏa văn, như ngọn lửa cháy hừng hực, Thuỷ văn, như dòng sông uốn lượn quanh co, Thụ văn, như rừng cây rậm rạp, vô cùng sinh động.
Đây không chỉ là một chữ Thọ mà là một bức Bách Thọ đồ, tuy không có vàng bạc châu báu nhưng hiếu tâm của người viết lại quý giá hơn chỗ tiền tài châu bảo kia gấp ngàn lần.