29. Vì Sao Chúng Ta Lại Sợ Đứng Trước Đám Đông?

130 14 0
                                    

  Bài viết này, Edward sẽ không bàn luận hoa mỹ về nhiều lý giải thông thường, hay việc trích ra một vài tấm gương diễn thuyết nổi tiếng, mà sẽ đi thẳng vào vấn đề vì sao chúng ta lại sợ đứng trước đám đông, cũng như đưa ra một vài giải pháp phân tích từ góc nhìn tâm lý để bạn chắc chắn vượt qua được nỗi sợ cho dù bạn là ai.

 Không cần phải nói nhiều thì kỹ năng thuyết trình trước đám đông là một kỹ năng bắt buộc trong thế kỷ 21 mà bạn phải có. Bạn muốn xin học bổng, xin tài trợ, làm bài tập nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, rồi thuyết trình về dự án, họp hành, hoạt động ngoại khóa hay chính khóa, lúc nào cũng tồn tại yêu cầu là bạn phải đứng nói trước đám đông. Dĩ nhiên, nói đến chuyện nói trước đám đông, chúng ta sẽ phân ra hai xu hướng: một là những người rất tự tin, được nhiều người mến mộ; và chiều hướng thứ hai, dĩ nhiên là ngược lại, luôn luôn sợ hãi nếu phải đứng trước đám đông.

  VÌ SAO CHÚNG TA LẠI SỢ ĐỨNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG? 

Chắc bạn sẽ bất ngờ khi biết câu trả lời. Nếu bạn sợ đứng trước đám đông, thì không phải do bạn kém cỏi, nhút nhát, nói năng không lưu loát, hay những lý do nào xoay quanh bạn. Mà câu trả lời, theo nghiên cứu chỉ ra, đó là do DI TRUYỀN. Vì sao lại như vậy? 

Thời xa xưa, cách đây hàng nghìn năm, tổ tiên của chúng ta khi ấy sinh sống bằng săn bắt, hái lượm. Và dĩ nhiên, ông cha ta cũng luôn phải đối mặt với nguy hiểm đến từ sự rình rập của những con thú săn mồi. Hơn nữa, thời xa xưa loài người sống theo bầy đàn, bộ tộc. Hàng ngày, họ luôn luôn đi cùng nhau, săn bắt cùng nhau, chiến đấu cùng nhau, sinh hoạt, ngủ nghỉ cùng nhau. Nguy hiểm luôn luôn rình rập xung quanh họ. Vì thế, họ luôn phải để ý những ánh mắt rình rập xung quanh báo hiệu sự nguy hiểm cho bản thân và bộ tộc của mình. Đó chính là ánh mắt của những con thú săn mồi, của kẻ thù, có thể đến từ bất kì đâu. Khi phát hiện ra những ánh mắt ấy, họ nhận ra mình đang bị mai phục và gặp nguy hiểm. Theo phản xạ, họ sẽ bỏ chạy nếu như quá nguy hiểm, và sẽ chiến đấu đến cùng nếu không còn đường lui. Như thế, về mặt tiềm thức ở bên trong con người, chúng ta luôn có một nỗi sợ, và sự cảnh giác, đề phòng với những ánh mắt xa lạ nhìn về mình. 

Và bây giờ, hãy quay trở lại thế kỷ 21, và đặt mình vào trong bối cảnh một căn phòng lớn, có hàng chục, thậm chí hàng trăm ánh mắt xa lạ đứng nhìn bạn ở dưới, và bạn thì đứng một mình trên sân khấu. Dĩ nhiên, tiềm thức của loài người sẽ chẳng thể nào phân biệt được ánh mắt đang nhìn mình là ánh mắt của loài thú nguy hiểm ăn thịt người (như sư tử, hổ báo) hay đó là những ánh mắt dễ thương của những người bạn, đồng nghiệp. Sợ thì vẫn là sợ. Và đó là lý do vì sao đứng trước đám đông được xếp vào hàng một trong những nỗi sợ lớn nhất của loài người.

 NGƯỜI HƯỚNG NỘI SỢ ĐỨNG TRƯỚC ĐÁM ĐÔNG HƠN NGƯỜI HƯỚNG NGOẠI 

Edward là một người hướng nội điển hình. Không một người hướng nội điển hình nào lại không biết họ có một tài năng đặc biệt trời phú cho là khả năng giữ im lặng trong khoảng thời gian dài, hay việc không có nhu cầu nói trong khi đám đông đang hồ hởi bàn tán, nói chuyện. Và dĩ nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc rất nhiều người hướng nội sẽ cực kỳ sợ hãi khi phải đứng trước đám đông để nói chuyện. Thậm chí, ngay cả khi đó là chủ đề mà họ cực kỳ am hiểu, người hướng nội vẫn cứ tay chân lun run, tim đập thình thịch, kiến thức bỗng bay đi hết. Gương mặt cảm giác không còn một giọt máu. Trong việc đứng trước đám đông, người hướng ngoại có lợi thế hơn người hướng nội.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ