-->>> 1. Xung đột là gì? Là va chạm giữa suy nghĩ, ý tưởng và niềm tin không cùng đồng nhất, từ đó có thể sinh ra tổn thương, tổn thương này là một thứ mới được tạo ra từ va chạm giữa những điều đó.
--->>> 2. Có nhiều ý kiến cho rằng sự tổn thương ở cả hai phía, điều đó nhất thời là đúng. Nhưng tổn thương chính là nhân vật thứ ba xuất hiện trong câu chuyện của hai người và nó sẽ mãi ở đó không thể mất đi đâu. Trừ phi có một năng lượng lớn hơn cả có thể làm nó dần tan biến.Ngoài lí do "không đội trời chung" ra thì xung đột có thể là do giao tiếp kém. Mọi người gặp căng thẳng, khó chịu, tranh đấu,... khi có sự va chạm nảy sinh.
Va chạm tại nơi làm việc có thể cản trở sự tiến triển công việc của bạn và làm trì trệ sự phát triển lành mạnh của nhóm.
Tuy nhiên, dù có khó khăn đến đâu thì chúng ta cũng nên kết thúc những suy nghĩ xung đột với các thành viên trong nhóm.
Do đó cần phải quản lý xung đột theo cách sao cho nó ít ảnh hưởng nhất tới cuộc sống của chúng ta.
Các xung đột chưa được giải quyết có thể tiềm ẩn nguy hiểm, đặc biệt là ở nơi làm việc. Nó có thể dẫn đến hành vi không hay như từ chối không hợp tác, không có khả năng làm việc theo nhóm, nói năng thô bạo, và trút giận lên mọi thứ.
Trong những trường hợp xấu nhất, một số nhân viên trong phòng trở nên quá thù địch đến nỗi cuối cùng họ phải từ bỏ công việc và tách rời khỏi công ti.
Thật vậy, nếu chúng ta có oán thù với đồng nghiệp, thì người ra đi là chúng ta chứ không phải họ.
--->>> 3. Vậy quản lý xung đột như thế nào?
- Điều tạo hiệu quả nhất là qua GIAO TIẾP. Truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng và niềm tin của chúng ta một cách công khai nhưng đừng mong mọi người đồng ý với mình.
Do đó hãy cởi mở để tranh luận, thảo luận và dám khác biệt.
Cần phải nhớ rằng cuộc thảo luận này là để cải tiến dự án hoặc công việc được giao. Vậy nên, không được mang tính cá nhân và tránh sự thù hận với bất kì ai.
Một điểm cần nhớ là kiểm soát sự tức giận. Sử dụng các từ như "Tôi hiểu", "Tôi có phần đồng ý với bạn", "Những gì bạn đang nói là tốt, nhưng ...," và sau đó đưa ra quan điểm của mình. Điều này sẽ làm cho mọi thứ tốt hơn và sẽ dẫn đến một cuộc thảo luận lành mạnh tránh bất kỳ tầm ảnh hưởng của sự xung đột.
- Không cố gắng giải quyết xung đột bằng không gian ảo như e-mail, trả lời tin nhắn trên máy tính.
Đôi khi, điều này có thể khiến tình thế trầm trọng thêm. Dù lời xin lỗi của chúng ta có thật lòng tới đâu thì sau khi đi qua email hoặc tin nhắn trên máy tính, tất cả những gì đối phương nhận được là một lời-xin-lỗi-ảo.
Và hãy nói chuyện trực tiếp hoặc ít nhất là qua điện thoại.
- Một cách khác là lắng nghe những gì người khác nói.
Nếu bạn có thể lắng nghe và phản ứng hợp lí, thì bạn chính là người mang lại hòa bình và giải pháp cho sự xung đột một cách dễ dàng.
Ví dụ, qua một lần ra mắt sản phẩm mới, bạn có một cuộc họp với các thành viên trong nhóm và sếp của bạn, bạn đã nói rằng mùa đông là thời điểm hoàn hảo để khởi chạy sản phẩm nhưng đồng nghiệp của bạn lại không nghĩ như vậy.
Lắng nghe họ cũng là cho mình cơ hội để khẳng định lại quan điểm của mình. Sau đó lịch sự yêu cầu họ giải thích lý do tại sao họ nghĩ như vậy và có các chiến lược thay thế sau đó.
Nếu bạn đồng ý với quan điểm của họ, vậy thì quá tốt rồi. Nếu bạn không đồng ý, hãy nêu ra những điều tại sao bạn không đồng ý và chứng minh với các ví dụ cụ thể. Hoặc hỏi một ý kiến từ các thành viên khác trong nhóm và cuối cùng là để cho sếp quyết định.
4. Kiểm soát cơn tức giận và nỗi thất vọng của bạn là thách thức lớn nhất trong khi quản lý xung đột.Đôi khi, nên im lặng và để thời gian trôi qua, sau đó bạn có thể nhìn mọi thứ một cách khách quan hơn.
Quản lý xung đột không có nghĩa là phải phục tùng và đồng ý với bất cứ điều gì người xung quanh nói chỉ để bạn muốn tránh va chạm.
Đưa ra quan điểm của bạn và những gì bạn nghĩ là cực kỳ quan trọng. Giao tiếp lành mạnh là điều cần thiết.
Ngoài ra, ta nên học để cái tôi sang một bên. Giữ một cái đầu lạnh. Khiêm tốn, khôn ngoan và phần còn lại để tùy thuộc vào không gian đi!
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....