Mỗi cá nhân đều là độc nhất và bạn cũng thế. Trong đời, có nhiều người – hoặc thậm chí là cả người bạn đời của bạn – có thể sẽ xem thường những nỗ lực của bạn, cũng như cố gắng thao túng bạn bằng những cách thức mà bạn không thể tưởng tượng nổi để vùi lắp bạn trong nỗi lo lắng bất an. Tôi đang nói đến một hình thức lạm dụng tâm lý mà một số người, đặc biệt là nữ giới, đang phải cam chịu trên khắp thế giới này. Vậy mà đây lại là một hình thức lạm dụng tâm lý nguy hiểm đến mức bạn có thể còn không biết rằng mình từng là nạn nhân của nó.
Hiệu ứng Gaslighting, hay còn gọi là thao túng tinh thần theo kiểu "ngọn đèn mờ", là tên gọi lấy từ một vở kịch cùng tên vào năm 1938. Bằng những cách thức thuyết phục nham hiểm và gieo mầm mống nghi ngờ, một người có thể dễ dàng thao túng một người khác tin rằng họ đang hóa điên. Có bao nhiều phụ nữ bị rơi vào trạng thái tâm lý đó đã trải qua quá trình như vậy?
1. Hình thức thao túng tinh thần được đặt tên theo một vở kịch
Gaslight là một vở kịch của Patrick Hamilton trình diễn vào năm 1930 và đã được dựng phim vào năm 1944. Câu chuyện xoay quanh một đôi vợ chồng, trong đó người đàn ông cố gắng theo túng tâm trí người vợ trẻ của mình bằng những trải nghiệm và sự kiện được dàn dựng cẩn thận để thuyết phục cô ấy tin rằng cô ấy đang hóa điên. Qua những thay đổi nhỏ trong môi trường sống, chẳng hạn như điều chỉnh ánh đèn tờ mờ, người đàn ông đã gieo mầm mống hoài nghi vào tâm trí người vợ khi một mực phủ nhận lời của cô những lúc cô chỉ ra các thay đổi đó. Anh nói rằng đó chỉ là tưởng tượng của cô mà thôi và rằng mọi chuyện vẫn bình thường, mặc dù anh luôn chỉnh ánh sáng ngọn đèn thấp xuống mỗi ngày. Hình thức thao túng tinh thần này được gán cho cái tên "ngọn đèn mờ" mà qua đó, tâm trí của nạn nhân bị gieo mầm mống hoài nghi về những sự kiện, những thay đổi trong môi trường sống. Người ta tạo ra hiện tượng đó trong thực tế và phủ nhận chúng, quy kết tất cả cho trí tưởng tượng của nạn nhân.
2. Thao túng tinh thần theo kiểu "ngọn đèn mờ" có thể ảnh hưởng đến cuộc đời bạn như thế nào?
Có nhiều người trên thế giới nhận thức hình ảnh một chú kỳ lân và cảm thấy việc trở nên đặc biệt như thế là bất khả thi. Ngay cả khi bạn nỗ lực hết sức để trở nên độc đáo và đặc biệt như vậy, thì đến cuối cùng người ta cũng sẽ thuyết phục bạn rằng mọi chuyện đều ngược lại, rằng bạn chỉ là một con người bình thường mà thôi. Họ sẽ hạ thấp bản thân bạn và khiến bạn bất an về con người của mình, rồi nói với bạn rằng đừng cố gắng với lấy những gì nằm ngoài tầm tay. Đó chính là thao túng tinh thần, khi mà người ta đánh cắp sự màu nhiệm mà bạn đã tạo ra quanh mình với những ước mơ và cảm hứng tốt đẹp. Họ sẽ bảo rằng, đừng nói đến kỳ lân nữa vì bạn thậm chí còn chẳng giống một chú ngựa đua đẹp mã mà chỉ là một con ngựa thồ bình thường, và hãy cư xử cho giống một con ngựa thồ đi thôi.
3. Tin tưởng vào bản thân và đừng để người khác khiến bạn nản lòng
"Ngọn đèn mờ" là hình thức tồi tệ nhất để gián tiếp thao túng tinh thần mà nạn nhận không biết được kẻ tấn công thật sự là ai. Họ sẽ chẳng thể ngờ rằng lòng tự trọng thấp, sự u uất tinh thần và trí tưởng tượng lại thật sự được "đạo diễn" một cách tàn nhẫn và tỉ mỉ để khiến họ cảm thấy như thế. Phương thuốc duy nhất để hóa giải "ngọn đèn mờ" là hãy tin tưởng vào bản thân. Đừng để những người khác khiến bạn phải chán nản. Nếu bạn muốn trở thành một chú kỳ lân độc nhất vô nhị, hãy tiến lên và trở thành nó.
Xem chi tiết tại: https://tamly.blog/thao-tung-tinh-than-mot-trong-nhung-hinh-thuc-lam-dung-tam-ly-toi-te-nhat-va-ban-tham-chi-con-chang-y-thuc-duoc-no/
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Документальная прозаCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....