69.NGUỒN GỐC CỦA CHỨNG SỢ KHOẢNG TRỐNG

54 6 0
                                    


  Chứng sợ khoảng trống thể hiện rõ nỗi ám ảnh của con người về không gian. Biểu hiện thông thường của nó là không muốn rời khỏi nhà, tránh những tình huống khó khăn hoặc nguy cơ không thể thoát khỏi không gian nào đó.

Người mắc chứng sợ khoảng trống có thể lo sợ sự đe doạ, tấn công, đặc biệt trong tình hình xã hội nhiều thông tin đáng ngại về tệ nạn và những mối nguy hiểm luôn rình rập như hiện nay.

Không gian khiến chúng ta dễ sinh ra tâm lí sợ hãi này gồm: không gian mở, xa lạ như không gian công cộng (công viên, trường học, bệnh viện, khu mua sắm, con đường...); giữa đám đông; không gian kín, hẹp không thuộc kiểm soát cá nhân như thang máy, văn phòng, rạp chiếu phim, phương tiện công cộng cũng vậy.

Bài viết này Oopsy muốn cùng bạn khám phá nguyên lí không gian cùng những nguồn gốc ẩn sâu bên trong tâm lí tạo nên chứng sợ khoảng trống, từ đó có thể loại bỏ nó từ gốc rễ.

--->>> 1. Sức mạnh chi phối của không gian

Không gian vốn nằm ngoài con người, khó thấy rõ sự tương tác nhưng không gian có sức mạnh chi phối con người nhiều hơn bạn nghĩ. Bạn có cảm nhận được không gian ảnh hưởng tới mình như thế nào?

Lấy ví dụ đơn giản, khi bạn bước vào nhà tang lễ, bạn không thể cười đùa thoải mái hay trong văn phòng làm việc, bạn không thể nói to quá mức. Không gian rõ ràng mang đặc tính riêng sau một thời gian tích lũy những hoạt động nhất định của con người trong đó.

Đặc tính đó giống như cái khuôn đã định hình, âm thầm gây sức ép đồng hóa lên mỗi người gia nhập vào bên trong. Không chỉ vì sợ sự đe dọa, tấn công ở bề mặt, những người nhạy cảm vốn cảm nhận được sức ép, đặc biệt là những phần tính cách cá nhân khác với đặc tính của không gian.

Không gian mở trước kia của con người thường gắn với tự nhiên, các khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng. Chắc hẳn bạn vẫn cảm nhận được sự trong lành, thanh bình từ các không gian tự nhiên, không có không gian nhân tạo nào thay thế được. Đến thời kỳ cuộc sống cộng đồng, người ta còn giữ được sự kết nối hài hòa với tự nhiên, tạo lập các không gian mở sinh hoạt chung của tất cả mọi người, làm mỗi người đều thấy mình là một phần tử trong đó.

Cuộc sống hiện đại phát triển kéo theo các mặt tiêu cực, không gian tự nhiên thu hẹp lại, các không gian mở giữa đô thị trở nên xa lạ. Không gian công cộng cùng các giá trị xã hội trở thành thiết chế áp đặt buộc con người tuân theo, đám đông khi đã chọn ra lối đi chung dường như được coi là chân lí. Những người sợ các không gian mở này biết mình bất lực nếu muốn chống đối.

Không gian kín, xuất hiện cùng với sự ra đời của đô thị, tạo nên sự xáo trộn không nhỏ trong đời sống nhân loại. Vì không gian kín xuất phát từ mong muốn sở hữu cá nhân, không gian kín không thuộc quyền kiểm soát của cá nhân dễ làm nhân lên nỗi bất an của bạn. Nó khơi gợi nỗi ám ảnh về nguy hiểm, mắc kẹt trong đó.

Khi bạn không làm chủ được không gian, không gian làm chủ bạn. Những người mắc hội chứng sợ xã hội thường cũng có nỗi sợ khoảng trống, phải tiếp xúc với những người khác trong không gian đóng và nhỏ hẹp. Hậu quả là không gian kín cho con người cảm giác an toàn chỉ còn không gian cá nhân, riêng tư như căn nhà của mình.

--->>> 2. Mong muốn làm chủ không gian

Như bạn đã thấy, không gian có sức mạnh chi phối mạnh mẽ tới con người. Không thể làm chủ không gian thuộc công cộng, chúng ta sẽ trút mong muốn đó vào không gian cá nhân của riêng mình. Nó thường là căn nhà, đúng hơn là căn phòng của bạn. Không gian trong trường hợp này được cụ thể hóa ở các tài sản, lấp đầy các khoảng trống bằng tài sản. Những vật ngoại thân bỗng gắn liền với thân dựa trên mối quan hệ sở hữu.

Liệu bạn có thể ung dung nhìn người khác làm hỏng đồ vật đắt giá trong phòng mình? Liệu bạn có điềm nhiên khi đồ vật yêu quý của mình biến mất? Sự gắn bó thân thiết với tài sản khiến người sợ khoảng trống càng không muốn rời bỏ không gian cá nhân của mình.

Một lí do nữa khiến không gian cá nhân mang lại cảm giác an toàn là nhịp điệu của thói quen thường lặp lại nhiều lần. Quá trình sinh sống của mỗi người ở không gian riêng tạo ra nhiều thói quen, tái diễn ngày qua ngày, những điệp khúc giúp chúng ta không phải suy nghĩ, thay đổi. Điều đó thoả mãn mong muốn yên ổn, dễ dàng của mỗi cá nhân.

Cuộc sống có nhiều áp lực, thử thách, bạn rất cần nơi trú ẩn bình an. Không chỉ các không gian mở, các không gian kín mang tính tập thể khiến cá nhân phài va chạm với các cá nhân khác, nảy sinh cảm giác bất ổn. Nếu ngay cả căn nhà, căn phòng cá nhân cũng không đáp ứng, gia đình không phải "tổ ấm", tâm lí sẽ tổn thương sâu sắc.

Nhưng điều đáng buồn nằm ở sự thật: Không gian kín cá nhân chỉ giúp xoa dịu tạm thời, tạo cảm giác yên tâm, bạn càng dựa vào đó nỗi sợ càng lớn lên. Vì vậy, mấu chốt không phải không gian, khi bạn có thể coi nhẹ tài sản, mong muốn sở hữu, bạn mới thoát khỏi được vòng quay tâm lí đó để thực sự thanh thản, yên bình. Bạn vẫn có thể giàu có, nhiều tài sản, song đừng ôm giữ quá chặt, coi chúng như một phần thiết yếu của mình.

Tất nhiên bài viết chỉ ra nguyên nhân sâu xa, thay đổi từ gốc rễ không đơn giản, cần kiên trì từng bước. Nhưng nếu bạn quyết tâm, bạn sẽ thấy những ý nghĩa đích thực của cuộc sống như phần thưởng đáng giá.

***
Để nhận bản tin từ OOPSY, mời bạn đăng kí tại:

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ