Tâm lý học cần một sự nhất trí về các nguyên tắc cơ bản để làm sáng tỏ các chân lý.
Các nhà tâm lý học đang thất bại trong việc nhận diện và giảng dạy các chân lý thiết yếu của tâm lý học, những nguyên tắc cơ bản giúp chúng ta giảm thiểu những đau khổ về mặt cảm xúc. Các chuyên gia về tâm trí không thể thống nhất được đâu là kiến thức quan trọng nhất trong lĩnh vực của họ. Họ hao tâm tốn sức cho những lý thuyết "con cưng" của mình khi phải chiến đấu lẫn nhau vì những ý tưởng khác biệt.
Tất nhiên tâm trí chúng ta không thể được mong đợi để tạo ra hay đồng hóa với những sự thật tuyệt đốivề thân phận con người. Chúng ta thường tạm chấp nhận một sự thật thực tế rằng sự mô phỏng tốt nhất của hiện thực đến từ kinh nghiệm, trí tuệ, và sự tự vấn lương tâm chúng ta giữa vô vàn những ý tưởng cạnh tranh khác. Thật là lý tưởng nếu như các chuyên gia tạo được sự đồng thuận về các kiến thức tâm lý tối ưu nhất. Nhưng cho đến giờ sự đồng thuận đã không xảy ra trong địa hạt tâm lý học. Các học giả, các nhà học thuật, các nhà nghiên cứu bị mù quáng bởi những ý tưởng của riêng họ, trong khi những chân lý thiết yếu dường như bị ẩn giấu đi.
3 khám phá của Sigmund Freud xứng đáng được xem như những chân lý quan trọng. Ba khám phá đó tiết lộ sự tồn tại của 3 cơ chế sau trong tâm lý của chúng ta: Chuyển dịch (transference), Phóng chiếu (projection) và Đồng nhất hoá (identification). Trong tâm lý học, 3 cơ chế đó chỉ được xem như những khái niệm thuộc phân tâm học. Nhưng có hàng triệu người đang khổ sở một cách không cần thiết vì họ không biết 3 cơ chế đó. Kiến thức này cần được dạy ở trường để có lợi cho mỗi cá nhân và xã hội.
Hãy bắt đầu bằng việc giải thích về quá trình chuyển dịch. Sẽ hữu ích hơn nếu ta hiểu được cơ chế này thông qua ý tưởng về sự chuyển dịch tiêu cực vì đây là cách mà sự đau khổ diễn ra. Sự chuyển dịch tiêu cực xảy ra khi một cá nhân (Jim) CẢM NHẬN hoặc TIN RẰNG người khác (Jane) đang có những cảm xúc tiêu cực đối với anh ấy như chỉ trích, không tán thành, thất vọng hoặc từ chối anh ta, ngay cả khi cảm nhận ấy không đúng với những cảm xúc hoặc hành vi thực tế của Jane. Nói cách khác, cảm xúc và suy nghĩ của Jane về Jim khá trung tính nhưng Jim vẫn "đọc được" một ý định tiêu cực từ Jane. Jim đang chuyển dịch sang Jane một số cảm xúc chưa được xử lý (unresolved emotions) từ trong quá khứ của anh ấy về những cảm xúc của sự bị từ chối, bị chỉ trích và v.v... Vì những cảm xúc tiêu cực ấy vẫn chưa được giải quyết ở Jim nên anh ấy trong vô thức rất thích tái tạo và làm sống lại chúng. Do đó, anh ấy chuyển sang người khác cái mong đợi của anh rằng họ đang có những cảm xúc tiêu cực ấy đối với anh. Jim bị thuyết phục rằng "việc đọc" về tình huống ấy của anh là đúng và mang tính khách quan, hệ quả là Jim xem những người khác là ít đáng tin và cởi mở. Anh ấy cũng chịu đau khổ một cách không cần thiết vì anh ấy đang có những cảm nhận tiêu cực mà không đúng với hoàn cảnh thực tế. Đây là quá trình nội tâm đằng sau vấn đề tâm lý của người đa cảm "dễ mếch lòng, dễ chạm tự ái."
Như trong phân tâm học thường nói, nam "cưới" mẹ của họ, trong khi nữ "cưới" ba của họ. Điều đó xảy ra một phần là do khuynh hướng không ý thức lặp lại với bạn đời của chúng ta thông qua – sự dịch chuyển – những cảm xúc cũ chưa được giải quyết khi chúng ta trải qua với cha mẹ, anh chị em hay những người nuôi dưỡng ta.
Trong khi quá trình chuyển dịch nói về những gì chúng ta cảm nhận đang đến với chúng ta từ những người khác thì quá trình thứ hai, Phóng chiếu nói về những gì chúng ta cảm nhận khi chúng ta phóng chiếu những cảm xúc của riêng chúng ta sang những người khác. Một cá nhân (Larry) "nhìn thấy" một khuyết điểm hay điểm yếu (vd tính thụ động) ở một người khác (Judy) khiến anh ấy khó chịu hoặc bực bội. Nếu những cảm xúc tiêu cực của Larry về khuyết điểm do anh viện ra ở Judy đủ mạnh, thì anh ấy có thể bỏ qua những phẩm chất tốt của cô ấy và trở nên lạnh lùng, xa cách với Judy. Trong vô thức, Larry đang chỉ trích chính bản thân anh ấy vì anh cũng có một khuyết điểm tương tự. Larry có thể cho rằng "Tôi không phải là người thụ động- mà là cô ta!" Anh ấy đang bảo vệ mình khỏi tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh về khuyết điểm bên trong của anh. Khi anh ấy làm chệch hướng tiếng nói chỉ trích nội tâm ra bên ngoài, nhắm vào Judy, thì anh có thể cảm nhận đối với cô ấy một cường độ tiêu cực tương đương với sự xung hấn tiêu cực đang nhắm vào anh từ tiếng nói chỉ trích nội tâm của anh. Khi anh ấy hiểu được cơ chế này thì anh có thể quay vào bên trong và làm thay đổi sự phóng chiếu với sức mạnh của sự giác ngộ (tham khảo ). Sự phóng chiếu thường dẫn đến những xung đột nội tâm, với nhiều biến thể khác nhau và bài viết sau () đã làm sáng tỏ chủ đề này.
Quá trình cuối cùng, Đồng nhất hoá, có thể được hiểu như một xu hướng hoặc thôi thúc trong vô thức là đồng nhất với những gì người khác đang cảm nhận, bất kể đó là một cảm giác tích cực hay tiêu cực. Đồng nhất hóa tích cực thì thường vô hại, nhưng nhận thức về cơ chế vẫn quan trọng vì những người trẻ là một ví dụ, họ có thể đồng nhất hóa theo hướng tốt tốt với họ mặc dù họ gặp những ảnh hưởng hoặc tính cách không tích cực. Ví dụ, một người cha (Sam) đồng nhất mạnh mẽ với con trai của ông (Tom) khi cậu bé chơi kém trong một trận golf. Cả Sam và Tom đều có những vấn đề chưa được xử lý với cảm giác bị xem là một người kém cỏi và là một nỗi thất vọng. Những vấn đề chưa được xử lý đó làm hại Tom khi cậu ấy cố gắng chơi tốt, và cha cậu ấy trong vô thức không thể chống lại được việc bị cảm xúc tiêu cực này làm tổn thương khi ông xem con trai đang cố gắng thi đấu. Nếu Sam hiểu được sự đồng nhất hoá của ông với con trai thì ông có thể kiềm chế không bị kích hoạt bởi cảm xúc thất vọng, và ông có thể giúp Tom bình tĩnh lại và tránh làm hại bản thân.
Khi chúng ta nhận ra được 3 cơ chế đó thì chúng ta có thể kiểm soát được tính tiêu cực mà chúng sinh ra trong chúng ta. Chúng ta tránh được việc tự làm hại bản thân mà những cơ chế đó có thể gây ra. Chúng ta hiểu được rằng sự phiền não đến từ bên trong chúng ta và người khác không gây ra điều tiêu cực này, mà họ chỉ kích hoạt nó. Không ai trong chúng ta có lỗi trong việc này. Chúng ta cần kiểm soát được sự tiêu cực được sinh ra bởi ba cơ chế đó bằng một hành động có ý thức. Nó là phương pháp xoá bỏ điều tiêu cực.
Một ví dụ khác trong thực tế về cơ chế chuyển dịch: Một người từng bị mẹ bỏ rơi một mình ở nhà trong quá khứ thì khi vợ hay bạn gái vắng mặt không lý do dễ tạo nên suy nghĩ rằng vợ hay bạn gái bỏ rơi mình. Trải nghiệm đã qua đã chuyển dịch sang hoàn cảnh hiện tại mặc dù có thể vợ hay bạn gái có việc gì đó gấp mà quên thông báo cho họ biết mà thôi.
Một số ví dụ khác về cơ chế phóng chiếu: Một người nói rằng, anh ấy ghét những kẻ kiêu ngạo. Anh ấy có thể không nhận ra rằng sự kiêu ngạo đang nằm trong chính anh ấy. Hay một thân chủ nghĩ rằng "Nhà trị liệu của tôi rất chua cay" nhưng cô ấy không dám thừa nhận rằng bản thân cô ấy là người rất chua cay.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....