Đôi lúc nếu muốn có một mối tình cảm gắn bó, chúng ta phải gây tổn thương cho người ta, từng chút một, rồi xoa dịu. Một quan hệ sẽ dễ đổ vỡ nếu sự khó chịu bị tích lại rồi đột ngột một trong hai bên gây tổn thương cho bên còn lại.
Nghe có kì quặc không? Bạn phải học cách gây tổn thương sao cho người ta không gục ngã hẳn, không cắt đứt tình cảm đấy hẳn mà vẫn ở bên mình.
Những tình cảm mà người ta nhớ nhất trong đời toàn là những tình cảm đầy tổn thương, dang dở, nuối tiếc. Trong khi những chuyện êm đềm, tươi đẹp thì người ta nhớ lại cũng vui, nhưng nó không có sức mạnh.
--->>> 1. KHI NÀO NGƯỜI TA BỊ LỪA?
Quan hệ giữa hai người tạo ra một trường tổn thương. Nói theo kiểu thuật ngữ tin học thì đấy là một miền tổn thương.
Miền đó có thuật ngữ riêng, có những lối cư xử riêng giữa các bên. Theo một nghĩa nhất định, nếu không có miền tổn thương này thì không có sự tồn tại của đô thị này, cuộc đời này. Nói dối là đỉnh cao của miền tổn thương ấy!
*** KẺ LỪA DỐI LÀ KẺ BỊ DỐI LỪA
Nói dối, về căn bản, từ phía kẻ nói dối, là một sự hiểu nhầm, một sự hiểu nhầm chính những động lực của mình. Người ta bị đô thị kéo đi, bị cuộc đời xô đẩy.
Chính vì tổn thương nên khi bộc lộ ra lại cốt ý đánh lừa kẻ khác. Vậy đâu mới là sự thật về lời nói dối?
Tổn thương chính là sự thật ấy trong khi tưởng đấy chính là mình. Đây là một sự hiểu nhầm căn bản, bởi đây là cách mà đời sống đô thị lừa dối chúng ta.
Chẳng hạn, bạn muốn đánh thằng bạn thân của mình, nhưng ngoài mặt thì cười nói. Bạn tưởng cái lối cười nói đó là một sự dối trá? Ồ không đâu, đấy là sự hiểu nhầm của bạn. Để tôi làm rõ cho bạn cái logic này nhé:
1. Bạn bị tổn thương vì thằng bạn thân không xem trọng mình.
2. Bạn tham tình, cầu tình nên khi bị tổn thương thấy vô cùng khó chịu hỗn loạn: ĐÂY LÀ SỰ THẬT TRONG BẠN.
3. Nhưng bạn lại không nghĩ được mình là tham cầu tình cảm, bạn chỉ nghĩ được trong đầu là: MUỐN ĐẤM CHO NÓ MỘT CÁI VÌ NÓ KHÔNG XEM TRỌNG MÌNH. Đây chính là lời nói dối mà bạn tự- lừa-mình.
4. Trong lúc đó bạn vẫn tỏ-ra-tươi-cười. Bạn không biết mình đã-tự-lừa-mình, nên chỉ cho rằng: MÌNH CƯỜI NÓI THẾ NÀY LÀ ĐANG LỪA DỐI NÓ. Đây là sự hiểu nhầm của bạn về sự lừa dối của mình.
5. Vậy điều đáng nói ở đây là gì? Đó là: Ngay khi bạn lừa dối một ai, thì thật ra đang tự lừa mình. Bạn lừa dối người khác là để KHÔNG PHẢI ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT TRONG MÌNH!
Những điều này để nói là, khi một người bị lừa dối, có phải là họ cũng bị lừa dối trong một chuỗi hiểu nhầm giữa tâm cảm tổn thương và tình cảnh tự lừa mình hay không?
Nhưng trong cách nghĩ của chúng ta, thì cái anh bạn thân mà ta đang tỏ vẻ ngọt nhạt với anh ta mới là kẻ đang bị lừa. Bạn thường nghĩ thế đúng không?
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Документальная прозаCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....