Đây là cuộc đời! Nơi chúng ta thuộc lời và buộc mình vào nụ cười lẫn cái nhếch môi của người khác! Đến nỗi ta vẫn hay tươi tắn, nhưng hiếm ai may mắn có được một cõi lòng không man mác buồn.
Câu chuyện của NỘI TÂM, phải để GIAO TIẾP xử lí!
Dù muốn hay không, chúng ta đều phải giao tiếp trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau ở các thời điểm nhất định. Giao tiếp bị động vừa là cội nguồn vừa là hệ quả của chứng sợ xã hội.
Bị động gắn liền với tiêu cực, chịu ảnh hưởng, mất quyền làm chủ.
Bị động gắn với ấm ức, sợ hãi và mọi tâm lí tiêu cực!Người bị động trong giao tiếp thường tránh nói trực tiếp những gì mình nghĩ hay muốn, ngôn ngữ cơ thể không thoải mái, vì vậy sợ phải giao tiếp xã hội. Do sự tiêu cực này, kết quả giao tiếp xã hội không như ý càng khiến xu hướng giao tiếp bị động tăng trưởng. Học cách giao tiếp chủ động cũng chính cách chủ động nắm giữ một phần cuộc sống.
Bạn có thể tham khảo một vài lời khuyên sau đây của Oopsy để chủ động trong giao tiếp:
--->>> 1. NÓI LÊN CHÍNH KIÉN
Im lặng không phải lựa chọn tồi trong nhiều tình huống. Vì lời nói không cần thiết có thể gây ra nhiều phiền phức. Tuy nhiên, sự im lặng không còn hợp lí trong một số hoàn cảnh như nghe lời xúc phạm điều chân chính, cần đề xuất giải pháp cho công việc, thấy hiện tượng hiểu nhầm về sự việc bạn biết...
Nó đơn giản phản ánh rằng bạn đang không dám nói điều cần nói. Chính kiến không phải chỉ là ý kiến riêng của bản thân, mà là những suy nghĩ chân chính cần bảo vệ. Nếu bạn đưa ra ý kiến dựa trên lẽ phải, đừng sợ sự phản đối hay mỉa mai của người khác, quan trọng là bạn đã làm điều đúng.
Những lựa chọn cho cuộc sống của bạn cũng vậy. Nếu bạn hiểu rõ về bản thân, chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình và không để ảnh hưởng xấu tới người khác, đừng ngần ngại khi phải nói ra lựa chọn đó.
Ví dụ bạn không thích trang điểm, nhiều người góp ý, việc nói ra chính kiến cũng chứng tỏ bạn kiên định với lựa chọn của mình. Tất nhiên, thẳng thắn không đồng nghĩa với căng thẳng, khó chịu hay phải nói hết tất cả những gì bạn nghĩ. Bạn có thể mỉm cười, cảm ơn vì sự quan tâm rồi nói chính kiến ở mức người đối diện chấp nhận được.
--->>> >>> 2. GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN
Mỗi người có suy nghĩ, tính cách riêng. Mỗi người mỗi tí, một suy nghĩ nhỏ có thể thành xung đột lớn. Khác biệt gây ra mâu thuẫn. Ở đâu cũng vẫn là vậy!
Ví dụ như bạn thấy người đồng nghiệp cùng phòng không vệ sinh phòng, muốn người đó làm cùng nhưng không dám nói thẳng. Bạn im lặng nhưng trong lòng không thôi oán trách, đến một lúc sự khó chịu sẽ phát tác với người kia theo hình thức nào đó.
Hoặc bạn tìm cách "nói bóng gió", lòng vòng, có khi người đó không thèm để ý còn bạn càng thêm bực tức. Thay vì lẩn quẩn như vậy, bạn nên nói chuyện chân thành để cùng đi đến giải pháp chung. Nhưng nhớ dẹp bỏ cảm xúc khó chịu trong bạn, tha thứ cho họ trước, biết đâu nguyên nhân vì bạn cứ cố làm khiến họ nghĩ đó thực sự là ý muốn của bạn.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....