112. 7 CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA NHỮNG ÁM ẢNH TỔN THƯƠNG TRONG QUÁ KHỨ

51 6 0
                                    


Hầu hết chúng ta có một trong hai cách đối phó với quá khứ.
- Có người cố gắng chôn nó đi. Thái độ của nhóm người này là: cái gì đã xảy ra thì xảy ra rồi; chúng ta không thể thay đổi nó, vậy nên để nó ra đi.
- Một số người khác lại dường như mắc kẹt trong quá khứ, bị ám ảnh sâu sắc bởi các kí ức hoặc bị nhấn chìm trong các cảm xúc đã qua. Họ rất khó khăn trong việc để quá khứ ra đi.

Nếu bạn trốn tránh việc chấp nhận và đối diện với quá khứ, thì bạn sẽ không thể thay đổi được tương lai cũng như quá khứ ảnh hưởng tới hiện tại. Có những tổn thương vẫn đang ám ảnh, khiến hành động của bạn bị chi phối trong khi bạn không tự biết.

Mặt khác, nếu bạn quá đồng cảm và ngẫm nghĩ về những trải nghiệm tuổi thơ, bạn sẽ thấy bị nó thống trị. Sự ám ảnh đó thường sinh ra bởi những tổn thương chưa được hàn gắn từ quá khứ, tạo ra những cảm xúc tiêu cực lâu dài.

Khi bạn thất bại trong việc đối diện với tổn thương chưa được giải quyết từ khi còn nhỏ, thì thường là trong tiềm thức, nỗi đau và sự ám ảnh đó sẽ lặp đi lặp lại và tạo ra con người mới của bạn. Những mô hình lặp lại này không phải cố ý hay nghĩ ra, mà 'tự dưng" mình bị lây nhiễm từ bao giờ không biết. Sau đây là một số dạng thức cụ thể của sự kiểm soát đến từ những chấn thương quá khứ này:

--->>> 1. Lặp lại thuần tuý

Nhiều đứa trẻ mang vết thương tâm lí do hoàn cảnh gia đình như có một người cha nát rượu thường đánh vợ con, khi lớn lên có thể trở thành một người cha tệ hại giống hệt cha mình, nó sao chép và lặp lại chính những gì mình trải qua.

--->>> 2. Phản ứng ngược lại

Nếu như bạn cảm thấy thiếu thốn khi là đứa trẻ, bạn có thể cố gắng bù đắp bằng cách nuông chiều hay làm hư đứa con của bạn. Trong trường hợp này, bạn vẫn nhìn hiện tại thông qua bộ lọc của quá khứ, chưa thể tách mình khỏi những kí ức của chính mình. Bạn không cho phép bản thân tự nhận ra bạn thực sự là ai và bạn thực sự muốn gì.

--->>> 3. Tái tạo

Một sự thất bại khác trong việc bước ra khỏi bóng tối của quá khứ là bằng cách tại tạo môi trường và động lực giống với những điều bạn đã trải qua trong quá trình lớn lên.

Mô hình này có thể đòi hỏi phải tinh tế để nhận ra. Bạn có thể tìm kiếm chính mình bằng cách hẹn hò hay kết hôn với người đối xử với bạn giống cách bạn được đối xử trước đây. Một cách thức tái tạo động lực quá khứ nữa là bóp méo nhân vật trong cuộc sống của bạn, như người từng bị lừa dối tình cảm luôn cảm thấy mình đang bị người khác lừa dối.

Vậy bạn cần làm gì dể vượt qua ám ảnh tổn thương trong quá khứ?

Bạn đã biết những con đường khác nhau của tổn thương trong quá khứ tìm cách ám ảnh, chi phối bạn. Và sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia tâm lí:

--->>> 1. Tha thứ cho người đã gây ra tổn thương: Bạn phải học cách buông bỏ nỗi buồn hay sự tiêu cực, nhưng điều này chỉ đạt được khi có sự tha thứ. Người đó có thể là người bạn vốn yêu thương, là người vốn yêu thương bạn hoặc là chính bạn – người tự gây tổn thương.

Hãy thử suy nghĩ theo cách này thử: Mình có thể học được điều gì từ họ? Hãy liệt kê ra 3-10 điều tốt bạn thấy ở họ. . Quan trọng là bạn cần tha thứ trước, bạn mới có thể thấu hiểu.

--->>> 2. Thừa nhận và chấp nhận thiếu sót của bản thân và người khác

Sau khi tha thứ được, bạn sẽ hiểu rất nhiều điều. Nhớ rằng không có ai hoàn hảo, bao gồm cả bạn. Hơn nữa, người làm bạn tổn thương có thể không cố ý. Đặt mình vào hoàn cảnh của họ và xem có chắc rằng bạn làm được điều gì tốt hơn.

Những vòng lặp tổn thương, bạn đã biết rồi, người đó cũng đã bị tổn thương trong quá khứ nên họ chỉ đang muốn trút ta, mình sẽ tha thứ cho họ và tìm hiểu xem họ đã phải chịu đựng điều gì.

Bạn cũng đừng vì xấu hổ, muốn che giấu các vết sẹo để tỏ ra mình hoàn hảo, bạn sẽ cao đẹp hơn khi vượt qua những tổn thương chứ không phải không có tổn thương nào.

--->>> 3. Nói chuyện một cách cởi mở cảm xúc của bạn với người có lí trí tỉnh táo

Sức mạnh của sự chia sẻ chân thành giúp bạn vượt qua dễ dàng hơn. Lí trí sáng suốt của người khác có thể triệt tiêu các cảm xúc tiêu cực, khơi gợi những suy nghĩ tốt lành trong bạn.

--->>> 4. Tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống

Tất cả chúng ta đều có điều tích cực trong cuộc sống, bạn cần chắc chắn bạn biết chúng. Không ai tự nhiên được ban cho điều gì, cũng không ai tự nhiên bị lấy đi điều gì, mỗi người đều có điều mình xứng đáng nhận được.

Tổn thương, quá khứ không phải toàn bộ cuộc sống của bạn. Hãy thử liệt kê 10 điều bạn thấy biết ơn với những gì mình đang có.

--->>> 5. Phát triển các sở thích có ích

Khi bạn tìm ra và làm điều bạn muốn, chúng lại có ích cho cả sức khoẻ và tâm trí của bạn, điều đó đương nhiên được khuyến khích. Cơ thể khoẻ mạnh gắn liền với tâm trí lành mạnh.

Đôi khi bạn thấy những điều bạn cần chưa phải điều bạn muốn hay bạn thích, cứ thử kiên nhẫn theo đuổi một thời gian, bạn có thể phát hiện thực ra thân – tâm – ý bạn rất hài lòng, ban đầu chỉ là do bạn chưa hiểu chính mình. Giống như trải nghiệm nhiều điều mới biết cái gì hợp với mình, chứ đừng chưa gì đã nói "Em là đứa thất bại, chẳng giỏi cái gì".

--->>> 6. Nghĩ cho người khác, cố gắng giúp người cần được giúp đỡ

Khi nghĩ tới người khác, giúp người cần sự giúp đỡ, bạn sẽ thấy được một phần giá trị của mình, hiểu được khó khăn mỗi người gặp phải, trân trọng những gì mình có.

--->>> 7. Đặt ra mục tiêu và thực hiện để đạt được thành tựu nào đó:

Hiện tại và tương lai tốt đẹp có thể đẩy lùi bóng tối ám ảnh của quá khứ. Để ngăn chặn vòng lặp lại của tổn thương, bạn cần cố gắng là chính mình, bám vào những giá trị cao cả và viết nên những trang mới tươi sáng của cuộc đời mình.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ