ĐƯA RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH KHÓ KHĂN TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG
Cơn dịch bệnh toàn cầu đã buộc các lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra những quyết định hết sức khó khăn. Mọi nhà lãnh đạo thuộc lĩnh vực kinh doanh đều đang phải quyết định liệu rằng có cho nhân viên nghỉ việc, cắt giảm lương công nhân, tạm dừng quá trình tuyển dụng hay huỷ bỏ những chương trình quan trọng hay không khi đồng thời vẫn tiếp tục duy trì dịch vụ hàng đầu cho khách hàng và các đối tác khác.Nhưng làm thế nào để biết được liệu chúng ta đã đưa ra quyết định đúng đắn? Bao nhiêu suy nghĩ là đủ cho việc đưa quyết định vào thời điểm khủng hoảng? Sau đây là 2 mô hình quá trình đưa ra quyết định được đề cập để trợ giúp, một quá trình được nghiên cứu trên phương diện tâm lý học và một quá trình trên phương diện quân đội.
Những nhà tâm lý học nói gì?
Não bộ của chúng ta có 2 cơ chế hoạt động khác nhau trong việc đưa ra quyết định.
Cơ chế thứ nhất chính là trực giác hay còn được gọi là linh cảm của mỗi chúng ta. Điều này bao gồm những quyết định được đưa ra dựa trên cảm xúc, bản năng và những thông tin ít ỏi mà chúng ta có tại thời điểm đó. Ví dụ như cảm giác lôi kéo bản thân đi thẳng tới văn phòng sếp sau một ngày dài mệt mỏi làm việc, xin nghỉ việc và trở thành một nhà khởi nghiệp cho một doanh nghiệp về công nghệ mà bạn tin là trị giá hàng tỉ đô, hay chỉ đơn giản là chuyển đến sinh sống ở một hòn đảo ấm áp.
Mỗi khi tôi kiệt sức sau ca làm, tôi thường nhiều lúc mơ mộng về việc được chuyển đến sống ở hòn đảo ấm áp ấy. Tương tự, khi bạn đang ở trong tâm trạng như vậy, mọi quyết định của bạn được đưa ra một cách tự động và bạn thường không hay dành nhiều thời gian suy nghĩ đến nguyên do sâu xa ảnh hưởng tới quyết định đó. Tôi không nói rằng bạn đừng bao giờ nên tin theo trực giác của bản thân – dĩ nhiên có những thời điểm bạn hoàn toàn nên làm vậy – nhưng bạn nên hiểu một điều rằng phản ứng từ cảm tính có thể bị ảnh hưởng nhiều phần từ tâm lý nhất thời cũng như những đánh giá chủ quan nhất định có thể hướng bạn đi sai con đường.
Cơ chế thứ hai mang tính chủ động cao hơn rất nhiều so với cơ chế thứ nhất. Tôi dự đoán rằng, lý do mà bạn không chuyển tới Bahamas khi bạn có 1 tuần tồi tệ chính là bởi lẽ bạn cẩn trọng hơn bạn nghĩ rất nhiều. Bạn bắt đầu so đo những ưu và nhược điểm của từng sự lựa chọn và chia sẻ cả những điều đó với người ngoài. Dẫu rằng những giai đoạn đầu có thể vui vẻ, nhưng đây đều là những quyết định mà có thể có hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.
Khi phải đối mặt với những quyết định khó khăn trong thời kì khủng hoảng, những nhà tâm lý học đã gợi ý một phương pháp mang tên 'nghĩ thay vì chớp mắt', bao gồm 4 bước được đưa ra như sau:
1. Viết lại những phản ứng và suy nghĩ mà trực giác mách bảo bạn làm theo, và để chúng sang một bên trong chốc lát. Đến khi bạn đã có thể suy nghĩ thấu đáo về quyết định này, bạn có thể mở lại những gì mình đã viết và xem xét lại những suy nghĩ ban đầu, xem liệu rằng có thể áp dụng khía cạnh nào đó vào quyết định này hay không
2. Hỏi ý kiến của người ngoài, nên là 1 người bạn mang ý kiến trung lập, hoặc nếu như bạn có thể, hãy cố gắng nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của một người quan sát công bằng. Khi bạn đang ở trong tình huống buộc phải đưa ra quyết định, để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan thật sự rất khó khăn. Vậy nên hãy nhờ đến sự giúp đỡ của người ngoài.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....