Vui buồn là chuyện thường tình, ai cũng gặp hàng ngày. Nó giống như thời tiết vậy! Trời có ngày nắng và cũng có khi mưa. Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn mình vui vẻ, hạnh phúc và dĩ nhiên là không ai mong đợi mình sẽ buồn. Nhưng cuộc sống có những chuyện không như ý muốn vẫn sẽ đến, đó là quy luật, khiến chúng ta buồn. Buồn là một cảm xúc phổ biến. Nó không đáng sợ. Tuy nhiên, nếu không thể làm chủ cảm xúc và để cảm xúc chi phối thì nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỗi người. Nếu nỗi buồn tích tụ quá lâu, và đè nén ở bên trong tâm hồn, giống như quả bom nổ chậm, đến khi nó bùng lên thì hết sức nguy hiểm. Cho nên, khi buồn thì không càng không thể chạy theo cảm xúc, mà hơn hết là nên dùng lý trí để tỉnh táo và vượt qua nỗi buồn.
Khi buồn, hãy cứ xả cảm xúc
Buồn là một cảm xúc tự nhiên. Cho nên, không thể gượng ép bắt bản thân phải lạc quan, phải tích cực ngay lúc mình đang buồn, nhất là khi đó là một chuyện nghiêm trọng, hoặc một cú sốc lớn. Não bộ khi đó rơi vào trạng thái gọi là khó kiểm soát hoặc không kiểm soát được (Tạm gọi là Uncontrol). Vì vậy, cách tốt nhất là hãy cứ xả cảm xúc.
Có nhiều cách khác nhau để xả cảm xúc.
Về mặt tâm lý, khi bạn được xả cảm xúc, cơ thể giải phóng ra các hóc môn thư giãn. Chẳng hạn khi buồn, nếu muốn khóc thì hãy cứ khóc. Sau khi bạn khóc xong, cơ thể sẽ tiết ra Endorphins – một hóc môn làm cho con người ta hưng phấn và hạnh phúc. Endorphins có tác dụng kích thích mạnh gấp 4 lần so với ma túy tổng hợp, nhưng lại là một hóc môn cực kì tốt cho cơ thể. Điều này cũng xảy ra tương tự khi bạn tập thể dục. Chẳng hạn khi buồn, thay vì nằm nhà nghĩ ngợi, hãy đi dạo. Ngoài ra, có thêm nhiều cách nữa như tìm một người bạn thân để tâm sự. Viết nhật ký để xả cảm xúc. Nghe một bản nhạc tích cực để lên tinh thần. Mỉm cười với người khác. Dành thời gian để đi tắm và thư giãn.
Khi cảm xúc buồn được xả ra, thông qua những hoạt động thể chất như thế, thì gần như nỗi buồn đã được giải quyết đi một nửa.
Tuy nhiên, thông thường khi buồn – nhất là khi cảm xúc mạnh, chúng ta khó làm chủ được bản thân, và thường hay xả nỗi buồn bằng nhiều hành động tiêu cực. Chẳng hạn, có người thì đập phá đồ đạc. Có người thì giải stress bằng việc ăn uống quá nhiều. Hoặc hút thuốc, đua xe, hoặc cãi vã, hoặc lên mạng post những dòng tiêu cực. Hoặc cực đoan là tuyệt thực, giam lỏng bản thân một mình, rồi suy nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như ý định tự sát,.. Những hành động và suy nghĩ cực đoan lâu dần tích tụ và có thể dẫn đến nguy cơ mắc chứng trầm cảm. Cho nên, hãy biết cách xả cảm xúc bằng những hành động tích cực.
Giới hạn thời gian buồn (Time Tracking)
Thường khi buồn, con người rất dễ vô tình để rơi vào trạng thái vô thức, tức để mọi thứ cứ xảy ra như vậy và không làm chủ nó. Cho nên, nỗi buồn cứ kéo dài. Như vậy một chuyện buồn có thể phải kéo dài rất lâu. Và có khi chúng ta phải chờ một chuyện gì đó vui mới vực dậy tinh thần mình trở lại. Nhưng cuộc đời luôn nhiều biến động, chuyện nọ chuyện kia cứ ập đến. Hóa ra, chuyện này chưa hết buồn, ta lại buồn vì chuyện khác, cứ thế nó tạo thành một vòng luẩn quẩn. Đây là lúc mà bạn cần thay đổi cách cài đặt chương trình (Meta Programs) cho não bộ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Phi Hư CấuCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....