41.Vì sao con người ta ĐAU KHỔ?

86 7 0
                                    


  Kì vọng càng lớn, thất vọng càng nhiều" – đó là điều mà ông bà hay nói. Không phải tự nhiên mà người xưa lại đúc kết ra sự thật này, mà đằng sau nó – đây là một nguyên nhân tâm lý. Trong một xã hội thay đổi quá nhiều, con người ta liên tiếp đặt những kì vọng vào bản thân mình, vào cả những người xung quanh họ, và vào cả xã hội mà họ đang sống. Khi mọi thứ không diễn ra theo đúng kì vọng, họ thất vọng, họ đau khổ. Từ đó dẫn đến việc, họ mãi mãi không bao giờ thành công. 

  HIỆN TƯỢNG KÌ VỌNG

 Bố mẹ kì vọng vào con cái: thời đi học, con phải được như này, con phải được như kia, lớn lên, con phải vào trường đại học này, con phải được mức lương kia. Vợ chồng kì vọng vào nhau, vợ kì vọng chồng phải là mẫu người như lí tưởng của mình, phải chiều mình theo cách mình mong muốn, chồng kì vọng vợ phải là hình mẫu mà mình vẫn thấy trên truyền hình, phải vừa xinh, vừa chu đáo, vừa đảm đang,.. mọi thứ phải đúng ý mình. Đồng nghiệp kì vọng vào nhau, nhân viên kì vọng sếp phải tâm lý, phải nhẹ nhàng, sếp kì vọng nhân viên phải trách nhiệm, giỏi giang, xông xáo. Đi làm môi trường phải chuyên nghiệp, năng động. Ở chính bản thân mình, mình phải ông nọ, bà kia, tiếng tăm trong đời. Ở xã hội, đời sống phải cao cấp, cuộc sống phải văn minh. Mọi kì vọng trên đều tốt đẹp. Mọi mong muốn tốt đẹp là một điều chính đáng. Nếu không có những mong muốn tốt đẹp thì có lẽ nó đáng sợ hơn rất nhiều. Thế nhưng, khi người ta kì vọng khi mà chưa hiểu rõ mình đang ở đâu và điểm đích mình có thể đến, thì họ sẽ áp lực và đau khổ hơn rất nhiều. 

Theo từ điển định nghĩa: kì vọng là đặt nhiều hi vọng, mong mỏi ở ai, cái gì một điều gì đó. Tức là một mong muốn về điểm đích trong tâm trí – do vậy đây là một điều chưa diễn ra, chưa xảy ra trong thực tại. Lẽ thông thường, ai cũng muốn một điểm đích tốt đẹp: chẳng hạn cuộc sống giàu có, gia đình hạnh phúc, sự nghiệp viên mãn,.. Đó là một điều rất tốt. Tuy nhiên, đôi khi họ vô tình mắc phải sai lầm làm bản thân thất vọng đó là chưa xác định được rõ điểm xuất phát. Và dĩ nhiên, mỗi một người sẽ có những vạch xuất phát khác nhau, cho nên khi vạch xuất phát khác nhau mà lại xác định kì vọng như nhau: ví dụ trong lớp là học sinh giỏi nhất lớp, phải là thủ khoa, phải là triệu phú ở tuổi 30, sự nghiệp phải là ông chủ,... thì đó là một kì vọng sai thực tế. Điểm mù tâm lý ở đây nằm ở chỗ: khi bị kì vọng sai thực tế, kết quả diễn ra không như mong đợi, con người ta đau khổ. 

VÌ SAO KÌ VỌNG LÀ NGUY HIỂM?

 Tại World Cup 2014, sau một đêm kinh hoàng, người ta gọi thất bại 1-7 của đội tuyển Brazil trước đội tuyển Đức là nỗi ô nhục, là sự sỉ nhục lớn nhất trong lịch sử World Cup, rồi sau đó, báo chí đăng tin về bạo động bùng phát tại Brazil sau trận thua đó. Họ để thua 4 bàn trong vòng 6 phút (từ 23-29) là 6 phút đau đớn nhất trong lịch sử bóng đá xứ Samba. Quay trở lại bản chất vấn đề, vậy nguyên nhân là do đâu? Nó nằm ở kỳ vọng. Giả sử, nếu đó là đội tuyển Lào thì chuyện gì sẽ xảy ra? Báo chí sẽ nói rằng: đây là cơ hội tuyệt vời để Lào được chạm trán đối tủ lớn, để có những kinh nghiệm quý giá vững vàng. Nhưng thực tế, đó là Brazil, người ta kỳ vọng Brazil phải là nhà vô địch, và là đội bóng hàng đầu thế giới, thì không được phép thua, mà nếu thua thì không được phép thua đậm như vậy. 

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ