141. Mẹo tâm lí giúp bạn có được thiện cảm từ người khác

92 6 0
                                    

  1. LỐI NÓI BỊ ĐỘNG ĐẦY SỨC MẠNH :
Bạn biết rồi đấy, hai câu cùng một ý nhưng tùy thuộc vào cách nói nó có thể có tác động rất khác nhau. Cho nên, lựa chọn cách nói luôn là một vấn đề cần để tâm chẳng hạn, thay vì nói "Cậu chưa gửi cho tớ cuốn sách ấy đâu đấy", hãy nói "Cuốn sách đó chưa được gửi đến chỗ tớ". Bạn có nhận thấy sự khác biệt không? Câu đầu nghe có vẻ như bạn đang đổ lỗi cho người kia, nhưng câu thứ hai, chủ thể được nhấn mạnh là cuốn sách, chứ không phải con người. Cuốn sách trở thành vật trung gian, giúp chuyển đối đầu thành hợp tác.  

2. 

  "Cuốn Subliminal: How Your Unconscious Mind Rules Your Behavior (Tiềm Thức: Làm Thế Nào Để Ý Niệm Vô Thức Điều Khiển Hành Động Của Bạn)" đã nhắc đến một nghiên cứu thú vị về cái chạm tay. Thế này:
Một số nam thanh niên đứng ở các góc phố, và bắt chuyện với vô số phụ nữ đi ngang qua. Kết quả là: Tỉ lệ cuộc trò chuyện tốt đẹp đã tăng gấp đôi khi họ nhẹ nhàng chạm vào cánh tay của đối phương lúc giao tiếp. Để gắn kết không hề khó. Hãy tinh tế chạm nhẹ vào tay người lạ, hay vỗ nhẹ một cái lên lưng họ. Chắc chắn người đó sẽ cởi mở hơn trông thấy! Hoặc khi người hai người cùng đi về phía trước, thì bạn có thể để nhẹ tay sau thắt lưng họ, khoảng vài giây thôi, kiểu mình đang đẩy họ đi.

3.   GIEO NHÂN GẶT QUẢ NẤY :

Chớ nói lời xấu xa về người khác. Đừng tham gia trò gièm pha ác ý. Bởi năng lượng xấu sẽ dần dà xâm chiếm ta, chẳng mấy chốc ta chật hẹp – ác – xấu hệt như những thứ đó. "Hiện tượng chuyển đổi đặc tính tự nhiên." Theo Gretchen Rubin, tác giả của cuốn sách The Happiness Project (Dự án hạnh phúc), mọi điều bạn nói về người khác đều ảnh hưởng tới cách người nghe nhìn nhận về bạn. Chẳng hạn, nếu bạn là người khôn ngoan, trước mặt một người hãy miêu tả một người khác tài năng và tốt tính, người nghe tự nhiên sẽ liên tưởng rằng bạn cũng có những phẩm chất đó. Nếu bạn chê bai một người thì người nghe cũng sẽ mang cái cảm giác không vui đó gắn với chính bạn, chứ không chỉ là người mà bạn đang nói đến.  

  4.  Nếu bạn muốn biết về một thứ gì từ ai đó, hãy hỏi họ một câu hỏi và khi nào họ trả lời xong, giữ im lặng, duy trì việc kết nối bằng ánh mắt. Họ sẽ cho bạn biết thêm một số chi tiết nãy chưa nói, có khi là gần như mọi thứ.

5.Khi bạn cố thuyết phục ai đó về điều gì đấy, không phải trên bàn đàm phán, hãy chắc chắn rằng họ đang ngồi và bạn đang đứng. Điều này khiến họ tin tưởng bạn hơn.

6. Chìa khóa để tự tin bước vào phòng là giả định trong đầu vã hãy thuyết phục rằng tất cả mọi người đều thích bạn. Tin vào mình trước.

7. Gọi những người bạn vừa gặp bằng tên của họ. Mọi người đều muốn thấy mình đặc biệt với ai đó, và họ thường thích (thấy thân thuộc) tên của mình, nó sẽ tạo ra một cảm giác tin tưởng và tình bạn ngay lập tức được bắt đầu. Ví dụ: "Rất vui được gặp Trang. Vậy làm thế nào mà Trang biết Linh thế?. Tiếp tục lặp lại tên của họ và tên của bạn trong suốt cuộc trò chuyện.

8. Nếu ai đó bị thu hút bởi bạn, đôi mắt của họ sẽ bắt đầu nhấp nháy nhiều hơn bình thường trong cuộc trò chuyện với bạn. (Luôn luôn có những dấu hiệu riêng tư được thiết lập giữa hai người có cảm tình với nhau, nhưng dấu hiệu chỉ họ nhận ra nhau).

9. Chú ý đến bàn chân và hướng thân người đang giao tiếp với bạn. Để biết nếu ai đó quan tâm đến một cuộc trò chuyện nhìn vào đôi chân của họ, nếu họ đang hướng về phía bạn, thì tức là họ đang hứng thú với bạn. Nếu họ đang nghiêng người sang hai bên khác thì họ thực sự muốn kết thúc câu chuyện. Bàn chân không nói dối. [Điều này có thể áp dụng ngược lại, bạn nói chuyện với ai đó, và thân thể nghiêng sang phía khác, ng nói chuyện với bạn sẽ tự nhận ra dấu hiệu và biết là bạn đang ko hứng thú nghe, thân nó tự nhận ra nhau

10. Khi ở trong một bữa tiệc hay một cuộc họp. Hãy cười đùa và quan sát những người đang cười bên cạnh bạn. Những người cảm thấy gần gũi nhau thường sẽ nhìn nhau trước, hướng tới nhau. Điều này rất hữu ích cho việc khám phá ra tình bạn và các mối quan hệ khác.

11. Làm thế nào để mọi người làm những gì bạn muốn họ làm. Hãy cho họ một sự lựa chọn thay vì một lệnh. Ví dụ, thay vì nói hãy uống sữa của con, bạn hãy cho họ 2 lựa chọn, con thích uống sữa từ bình hay đổ luôn ra cốc? Điều này làm cho người ta có cảm giác mình là người kiểm soát vấc đề, như vậy nó sẽ tạo ra cơ hội đồng ý cao hơn.

12. Nếu hai người cãi nhau, và một người mất bình tĩnh và bắt đầu hét lên, khuynh hướng tự nhiên của con người (bạn) là hét lại. ĐỪNG! Hãy cố gắng bình tĩnh và trả lời trong im lặng. Điều này sẽ giúp mọi chuyện dịu lại, và tất nhiên đừng để cái mặt lỳ lượm, hãy thể hiện sự tiếp thú kiến một cách tích cực. Cười thật tươi và nói là con hiểu rồi, con hiểu mà.

13.  Để xây dựng lòng tin. Nếu bạn tinh tế bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người bạn đang nói chuyện, bạn có thể xây dựng lòng tin với họ. Bằng cách phản ánh cách họ nói chuyện, tông giọng, hệ thuật ngữ họ dùng và cách họ di chuyển, họ sẽ thích bạn hơn, bởi vì, đối với họ, có vẻ như bạn khá hợp với họ  

14. Để đưa một hạt giống ý tưởng vào trong tâm trí của một ai đó, hãy tình cờ vài lần nhắc tới nó, vd tôi thấy hai người như kiểu yêu nhau ý nhỉ? Cậu có cảm tình với A không? Lâu dần họ sẽ bắt đầu có suy nghĩ đấy trong đầu. Hay là B thích mình nhỉ? Hoặc nói là tôi yêu cầu bạn KHÔNG được nghĩ về những con VOI. Bạn đang nghĩ về cái gì vậy?

-Trích từ sách Một Phút Cho Tâm Lí - Một Tí Hiểu Cuộc Đời-

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ