104. NHỮNG LỜI BIỆN HỘ - 5 LỜI BIỆN HỘ CỦA TÂM-TRÍ KHI SỢ HÃI THẤT BẠI

44 6 0
                                    

 

  "Trong tất cả những chuyện ngu ngốc nhất con từng làm. Con đã chọn làm chuyên gia của những lời biện hộ. Và sự bi quan của con cùng những lần đổ lỗi... Sẽ không buông tha con bao giờ..."

Nhiều người sợ và dễ lo lắng khi phải hoàn thành những mục tiêu cụ thể. Thật không may, trí não của chúng ta thường phản hồi với nỗi sợ bằng cách "ban phát" cho chúng ta những lời biện hộ, chúng khuyến khích ta từ bỏ trước khi bắt đầu, phá hỏng những nỗ lực khi chúng ta muốn bắt tay vào công việc, hay đẩy ta vào vòng quay trốn tránh bất tận của sự trì hoãn.

Thế đấy, đối diện với nỗi sợ bằng cách loại bỏ nguyên nhân của nỗi sợ. Trí não ta cũng thông minh thật!

Sau đây là 5 lời biện hộ điển hình chúng ta hay sử dụng khi sợ hãi thất bại. Chìa khóa để bước qua nỗi sợ là thừa nhận nỗi sợ đang ám ảnh ta, nhận thức thử thách ta đang phải đối mặt là gì, định trước các kết quả ta mong muốn, đó sẽ là cách ta mở ra con đường đi đến thành công.

--->>> 1. *** Điều bạn cảm thấy: "Việc này rất khó để hoàn thành".

*** Điều trí não nói với bạn: "Tôi không đủ khả năng, nên thôi không cần cố gắng nữa".

Nếu bạn tin mình không có khả năng thì đúng là cũng không cần cố. Nhưng nếu bạn nhận thức được vấn đề đang ngăn cản bạn hoàn thành được là gì, bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch, đưa ra chiến thuật, và tìm ra cách để vượt qua thử thách đấy.

Bạn sẽ có cơ hội thành công nếu bạn thật sự cố gắng. Nhưng chẳng phải điều thành công nhất chính là vượt qua giới hạn bản thân? Bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thú vị và có ý nghĩa hơn rất nhiều.

(Tâm cảm thì đúng là toàn tính từ, trạng thái. Còn Trí não thì vừa kiêu ngạo, vừa tự ti.

Tham khảo cuốn sách để giúp bạn nhận diện các dạng tính cách thông qua lời nói như danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, hư từ...)

--->>> 2. *** Điều bạn cảm thấy: "Tôi sợ thất bại".

*** Điều trí não nói với bạn: "Tôi không muốn thử".

Đó là mục tiêu của bạn, nên tất nhiên là bạn muốn thử và thành công. Thế nên, trí não khôn ranh nói với bạn rằng bạn còn chẳng muốn thử làm. Lúc đấy hãy tỉnh táo biết rằng điều ấy không đúng, đấy chỉ là phản hồi của não để xử lí cảm giác sợ hãi thất bại trong bạn.

Tin tốt là, nhận ra nỗi sợ là bước đi đầu tiên để vượt qua nó. Hãy làm chủ nỗi sợ của mình và đối diện với nó.

--->>> 3. *** Điều bạn cảm thấy: "Làm việc này sẽ phải tốn rất nhiều công sức và sự chuẩn bị". (Thật ra đang lười, không muốn cống hiến)

*** Điều trí não nói với bạn: "Nó không xứng để mình phải làm thế".

Mục tiêu bạn hướng đến càng quan trọng bao nhiêu, thì công sức bạn phải bỏ ra càng nhiều bấy nhiêu để hoàn thành. Nhưng hãy luôn nhớ rằng, các mục tiêu quan trọng sẽ đem lại những thành quả lớn nhất, có giá trị nhất, đôi khi còn có thể thay đổi cả cuộc đời của bạn nữa chứ. Vì vậy, những điều bạn phải bỏ ra là hoàn toàn xứng đáng phải không nào?

(Trí não thật là kẻ dối trá và kiêu ngạo! Bạn có thể tham khảo cuốn sách để tìm ra lớp sự thật dưới vỏ bọc ngôn từ mà trí não vẫn hay dùng để đánh lừa mình nhé!)

--->>> 4. *** Điều bạn cảm thấy: "Việc định ngày bắt đầu làm việc khiến mình rất lo lắng".

*** Điều trí não nói với bạn: "Tôi sẽ bắt đầu khi tôi sẵn sàng".

(Phê phán nốt: Đúng là kẻ dối trá và kiêu ngạo tập 2!)

Một trong những lí do phổ biến nhất khiến chúng ta không hoàn thành được mục tiêu là chúng ta không thể đặt định một ngày khởi đầu, việc này lại giúp chúng ta có trách nhiệm hơn với kế hoạch và thoát khỏi tình trạng trì hoãn.

Đơn giản là hãy chọn một ngày đẹp trời, rồi viết vào lịch làm việc của bạn, biến nó thành một ngày "chính thức" cho công việc đấy, nó sẽ là cú huých giúp bạn sẵn sàng bước đi. Gần bước tới thành công rồi. Cố lên nhé!

--->>> 5. *** Điều bạn cảm thấy: "Giả sử tôi cố gắng rất nhiều rồi thất bại, tôi sẽ rất buồn".

*** Điều trí não nói với bạn: "Tôi sẽ cố gắng thử, nhưng kết quả sẽ chẳng có gì đâu ngoài việc tôi sẽ phải làm rất nhiều".

Khi sợ hãi thất bại, chúng ta hay ngụy biện bằng một lí do nào khác để sau đó được sử dụng như là lời lí giải cho thất bại (Thật là lật lọng ghê!), và nó biến thành cái cớ để giới hạn những nỗ lực của bạn. (Ta luôn luôn không thành thật và mâu thuẫn vậy sao?)

Vấn đề là, tư tưởng biện hộ sau đó sẽ biến hình thành kết quả thực tế: Bằng cách cố gắng ít đi, bạn đã thật sự gia tăng khả năng thất bại của mình rồi đấy. Vậy nên, hãy cố gắng biết về nỗi sợ của bạn, nhưng thay vì tưởng tượng "sẽ thế nào nếu mình thất bại", thì hãy tưởng tượng sẽ thế nào nếu bạn thành công. Và hãy thực sự HÀNH ĐỘNG đi thôi!

--->>> Gửi tới Trí não: Mày là cái đồ lười biếng khó tính, nhưng không sao tao sẽ giúp mày thay đổi. Sớm thôi!)

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ