72. NỖI SỢ HÃI NGƯỜI NGOÀI, MỆT NHOÀI VÌ TỔN THƯƠNG

78 6 0
                                    

  Bạn biết không, tâm cảm có một thế giới riêng của nó, mà chúng ta quen gọi là "thế giới nội tâm". Thế giới này ở rất sâu trong một người mà khó có từ ngữ hay lời nói nào đủ để lột tả được thế giới ấy.

Để hiểu được thế giới nội tâm của mình, người xưa thường có một cách, đấy là dùng sự cảm nhận, sự tĩnh tại, lắng đọng để lắng nghe tiếng nói từ bêntrong mình, để thấu hiểu chính mình, thế giới của mình. Và cũng tương tự như thế để thấu hiểu người khác.

Rất tiếc rằng, đời sống hiện đại đang dần thiếu đi những điều này, mỗi khi chúng ta nói ra một từ, một câu, một câu chuyện, không hẳn nhiều người ý thức và cảm nhận cái thật đằng sau câu chuyện đó, thậm chí còn chẳng biết điều chúng ta nói có ý nghĩa gì ở đằng sau nữa không.

Nếu đã từng đọc cuốn "Vạch mặt thiên tài nói dối" hoặc "Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương", bạn đã biết rằng, lời một người nói ra chưa chắc đã là cái thật. Nó có thể là lời nói dối. Và cũng như thế, những gì một người "post" lên mạng xã hội (MXH) để trưng hình ảnh của bản thân hay câu chuyện của mình cũng không chắc đã là thật.

Làm sao chúng ta biết được rằng, đằng sau mỗi nụ cười là những giọt nước mắt, sau mỗi vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài là một thế giới cô độc vụn vỡ thăm thẳm bên trong, sau một lời nói ngọt ngào có thể là thói cầu tình - kích động hay vốn chỉ để nâng cao mình và hạ thấp kẻ khác?

Để hiểu hơn về điều này, hãy xem câu chuyện sau về một cô gái trẻ độ ngoài 22. Cô post ảnh đàn đúm cùng lũ bạn chơi bời trong quán bar nhất mực sang chảnh, kèm update địa điểm: The Rooftop Bar, số 83B Lý Thường Kiệt cùng status: "Ngày đẹp trời ta đập tơi bời, tội gì không đi chơi". Trông ảnh rất "quý tộc", rất "high-class", bạn bè thân thiết ôm ấp, nói cười rôm rả, vui vẻ "quẩy" hết mình.

Nhưng theo 3 bước bóc tách lời nói dối trong "Vạch mặt thiên tài nói dối", ta tự mặc định rằng: "Những gì cô gái ấy nói và trưng ra bằng hình ảnh đều là giả dối." Giả dối không phải là câu status là "điêu đểu", hay bức ảnh cô post lên là cắt ghép, hay đấy chỉ là những người bạn vay mượn. Giả dối ở đây là ẩn sau hành động của cô gái có tâm lí kèm theo mà cô ấy không hề biết, và người xem cũng bị đánh lừa.

Theo 3 bước bóc tách lời nói dối, chúng ta có:

(i) Tất cả những gì nói ra ngay lập tức thì không phải là sự thật (điều cô gái nói về ngày đẹp trời, tội gì không đi chơi, không phải sự thật, hẳn có điều gì khác ẩn đằng sau lời hô hào và các tấm ảnh này).

(ii) Những gì người ta nói là người ta tin, hoặc họ tưởng mình tin, đều không phải sự thật (kể cả cô gái ấy tin rằng hoặc tưởng đang tin rằng mình rất vui vẻ, và tình bạn là rất tốt đẹp, thì vẫn không thể tin được.)

(iii) Bản thân người nói dối không thật sự biết sự thật. (bản thân cô gái không biết đến sự thật, chắc chắn đó là điều gì đấy cô gái không hề biết đến.)

Vậy sự thật nằm ở đâu sau lời nói và hình ảnh về cô gái này:

---> 1. Cô ấy đi chơi không phải vì ngày đẹp trời, mà có thể thân thể, phần sinh lí của cô ấy muốn ra ngoài, muốn nổi loạn.

Phân tích sâu hơn nữa, ta có thể thấy, một người muốn nổi loạn, có thể vì bên trong họ đang có sức ép về tâm lí, hoặc lâu ngày sống trong không gian kín.

Ngày đẹp trời chỉ là nhân tố kích thích mong muốn phá bỏ không gian kín và các áp lực của cô ấy, và biến thành hành động là: rủ bạn đi chơi.

---> 2. Có thể cô gái ăn mặc rất đẹp đẽ, và những người bạn của cô cũng vậy. Nhưng việc ăn mặc đẹp đẽ không có nghĩa là tâm hồn bên trong cũng đẹp (cũng không có nghĩa rằng ai ăn mặc đẹp cũng có tâm hồn không đẹp, chớ nhầm lẫn), có thể họ tìm đến nhau cũng vì bên trong tâm lí có chung những điều đấy. Một sự cô đơn, cô độc nào đấy bên trong mỗi người.

Có thể họ đang gặp rắc rối lớn với cuộc sống họ đang mang. Bên trong họ có thể có cả nỗi buồn, nhưng họ không lí giải được vì sao, chỉ biết là thấy chán và muốn đi chơi. Chính vì chưa giải quyết được, nên họ tìm thứ để giải tỏa.

Ta có thể hiểu rằng, cô gái và những người bạn tìm đến nhau để giải tỏa cảm xúc, nỗi cô đơn, áp lực cuộc sống mà họ đang khó nắm bắt.

--->>> 3. Hình ảnh họ trưng ra trên MXH về quán xá lung linh, bộ quần áo rực rỡ, dù sexy hay vintage hợp mode, thì nó không nhất định chứng tỏ rằng, đấy là tính cách của các cô cũng như thế. Có sự thật rất oái oăm là, người ta thường phô trương ra cái mà người ta không có. Một dạng thể hiện bản thân.

Có thể nói thêm rằng, việc trưng ra sắc đẹp và quần áo không phải mục đích, mấu chốt là cô mong muốn người ngoài trân trọng vào danh tiếng của các cô. Hẳn là bên trong các cô gái đang có nỗi tự ti nào đó với cuộc sống, mong muốn được nhiều người yêu quý, một dạng tham ái.

"Nói dối, về căn bản, từ phía kẻ nói dối, là một sự hiểu nhầm, một sự hiểu nhầm chính những động lực của mình. Người ta bị đô thị kéo đi, bị cuộc đời xô đẩy. Chính vì tổn thương nên khi bị bộc lộ ra lại cốt ý đánh lừa kẻ khác. Vậy đâu mới là sự thật về lời nói dối? Tổn thương chính là sự thật ấy trong khi tưởng đấy là chính mình". (Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương).

Khi làm như vậy, cô gái trong câu chuyện của chúng ta đang lừa dối mình và lừa dối người khác về cuộc sống mình có. Cái cô ấy nhận được sau đó là tổn thương, một sự cầu tình mãnh liệt bên trong, mong muốn người khác để ý mình.

Nếu ai đó chấp vào những điều này, để rồi like, comments, khen ngợi, thì chính là cũng đang làm sự tổn thương đó bên trong cô gái tăng cấp (nhưng cô ấy không hề biết!).

Và đồng thời, sự tổn thương ấy còn gieo vào lòng chính những người đã like, khen ngợi nữa. Đó không phải bởi vì cô gái ấy làm gì trực tiếp đến bạn làm bạn đau lòng hay không, mà nó nằm ở điểm "sự tái phân phối năng lượng tổn thương đó lên người khác, giống như cuốn Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương đã nói:

"Mục đích của nói dối là để tái phân phối những năng lượng tổn thương trong đô thị, nó không tạo ra tổn thương".

Đây chỉ là một vài lát phân tích rất mỏng về sự thật đằng sau các cô gái với dòng status "giật mình", cùng hình ảnh hào nhoáng bên ngoài là gì, để bạn nhớ rằng:

Hãy nhớ: "Khi ta lừa dối ai, đấy là ta đang tự lừa mình. Khi ta làm tổn thương ai, ấy là đang tự làm tổn thương mình!"

Và biết rằng: Đằng sau những lời nói và hình ảnh là những "cái thật" khác.

Nhưng liệu bạn có dám làm cái thật ấy lộ diện bằng cách bóc tách cái giả dối bên ngoài nó không? Đó là lựa chọn của bạn.

Bạn muốn hiểu rõ hơn về điều này, hãy thử tìm đọc hai cuốn sách ở trên nhé!

Chúc bạn có được trí tuệ tỉnh táo lí trí để bóc tách được sự thật đằng sau những gì bạn nghe - nhìn - thấy - biết! 

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ