"Không Có Lửa Làm Sao Có Khói?" Hay Hệ Quả Của Victim-blaming (Đổ Lỗi Cho Nạn Nhân)
Thay vì ngăn ngừa tội ác, việc đổ lỗi cho nạn nhân thực ra lại tạo điều kiện cho nó xảy ra nhiều hơn.
"Nếu bạn đã không muốn những bức hình của mình bị đánh cắp, bạn đã không nên chụp chúng.""Cô ấy đã nghĩ gì khi ra đường ăn mặc như thế?"
"Cô ấy đã có thể bỏ đi nhưng lại không làm thế, đó là lỗi của cô ấy khi bị bầm mắt."
"Ý tôi là, thực sự mà nói, cô ấy đã như đang muốn nó khi để mình bị say như thế."
"Không có lửa làm sao có khói", chúng ta vẫn thường cho rằng nạn nhân là "lửa", châm ngòi cho "khói" xảy ra với họ. Việc đó được gọi là đổ lỗi cho nạn nhân (victim-blaming). Tư tưởng đổ lỗi nạn nhân cho rằng bằng một số hành vi cụ thể nào đó, nạn nhân đã âm thầm mong muốn tội ác xảy ra với mình. Một số hành vi "đáng trách" thường gặp bao gồm:
-Đi chơi vào buổi tối.
-Chụp hình khỏa thân.
-Mặc quần áo bó, váy ngắn,...v..v.
-Thích gần gũi.
-Trở nên say xỉn.
-...
Điểm chung của những việc làm đó là gì? Những thứ mà chúng ta cho là "đáng trách" mà nạn nhân thực hiện để "mời mọc chuyện xấu xảy ra" thực ra lại là quyền lợi và quyền tự do mà mỗi con người đều có. "Con người" ở đây bao gồm cả phụ nữ. Việc đổ lỗi cho nạn nhân có rất nhiều dạng, đây là một số ví dụ:
"Danh tính của bạn bị đánh cắp ư? Tại sao bạn lại sử dụng thẻ tín dụng? Nếu bạn đã dùng tiền mặt thì chuyện đó đã không bao giờ xảy ra!"
"Họ đấm bạn vào mặt? Sao không biết né?"
"Bạn đã bị châm chọc? Lúc đó bạn mặc gì? Cái thứ đồ quê mùa đó ư? Pffffffft."
"Ai cũng đang cố kiếm tiền. Bạn đâu có cần phải khoe là bạn có. Đó như là thách họ ăn cắp tiền của bạn vậy."
Khi chúng ta đi theo chiều hướng đó, chúng ta đã quên mất rằng tên tội phạm mới thực sự là người gây ra tội ác chứ không phải là nạn nhân, quần áo hay những bức hình của họ. Tội ác xảy ra khi tội phạm lựa chọn để xâm phạm ai đó. Hiếp dâm, cưỡng hiếp, trộm cắp, quấy rầy, phát tán ảnh mang tính gợi dục mà không có sự đồng ý của chủ nhân,...v...v là những quyết định của một ai đó để xâm phạm một ai khác. Như đã nói ở trên, việc đổ lỗi cho nạn nhân có rất nhiều dạng, nhưng tôi sẽ tập trung vào việc nó ảnh hưởng đến các tội phạm tình dục.
Đây là 5 tác động xấu của victim-blaming đối với tội phạm tình dục:
1. Việc đầu tiên và rõ ràng nhất đó là nó bảo vệ tên tội phạm. Có một quan điểm khá phổ biến như:"Đàn ông hiếp dâm người khác. Trước giờ đã thế rồi."
Quan điểm đó đã vô tình hạ thấp giá trị của đàn ông. Đa số những người đàn ông là người tốt, và một số người không phải thế, lựa chọn trở nên như vậy. Một trong những quan niệm vô lý khác là:
"Đàn ông không thể tự điều khiển mình."
Suy nghĩ đó tạo điều kiện thuận lợi cho những người muốn phạm tội thực hiện âm mưu của mình. Họ biết bằng tội ác của họ sẽ được bảo vệ và bỏ qua. Họ chắc rằng mình sẽ không phải chịu trách nhiệm đâu. Những việc như thế cần phải thay đổi.
2. Thay vì ngăn ngừa tội ác, việc đổ lỗi cho nạn nhân thực ra lại tạo điều kiện cho nó xảy ra nhiều hơn.
null
3. Tư tưởng rằng nạn nhân có lỗi ngăn cản công lý được ban phát. Tư tưởng này ở khắp mọi nơi, từ phiên tòa đến đồn công an hay rải rác khắp giới truyền thông. Nó vùi dập những nạn nhân dũng cảm và quyết định dành lại công lý cho mình khi thẩm phán lại hỏi váy của họ đã ngắn đến mức nào.
4. Việc đổ lỗi cho nạn nhân thể hiện sự phân biệt đối xử với phụ nữ.
nullSource: Tumblr
Có một số người cho rằng:
"Cô ấy phải đối mặt với hậu quả từ những việc cô ấy đã làm."
Tư tưởng này xem tội ác như là một hình phạt cho những người phụ nữ "không chuẩn mực". Bằng cách này, việc đổ lỗi cho nạn nhân đã tạo ra một danh sách dài vô hạn bao gồm những việc mà phụ nữ phải làm để nhân cách của họ được coi trọng, ví dụ như là không được ăn mặc hở hang, không được đi chơi khuya, không được say xỉn, không được đi ra ngoài một mình, v.v..
Như thế, chúng ta đã vô tình dạy những cô gái trẻ rằng phải biết sợ sự tấn công của đàn ông nếu họ làm gì sai. Điều ấy có nên không? Tại sao chúng ta lại có thể bảo vệ quyền lợi của đàn ông kể cả quyền được phạm tội một cách hết sức dễ dàng trong khi chúng ta lại dành cho phụ nữ một danh sách dài những điều phải làm hoặc không được làm trong cuộc sống hằng ngày?
5. Khi chúng ta sống trong một xã hội mà việc đổ lỗi cho nạn nhân xảy ra như chuyện thường tình, nạn nhân khó có thể có được can đảm để dành lại công lý cho mình. Có cả một chuỗi những ảnh hưởng về tâm lý mà nạn nhân bị hiếp dâm phải trải qua. Họ đã phải dằn vặt mình với những câu hỏi như:"Tôi đã làm gì sai?"
"Tôi đã có thể ứng xử như thế nào để ngăn chặn việc này xảy ra với mình?"
Sự thật là, họ chả làm gì sai cả. Kẻ phạm tội mới là người sai. Trẻ em và đàn ông cũng bị hiếp dâm, liệu họ có "âm thầm mong muốn nó" bằng cách "ăn mặc thiếu vải"? Việc này gây rất nhiều khó khăn để củng cố công lý vì chúng ta không nghĩ rằng nạn nhân xứng đáng nó, và họ cũng không nghĩ như vậy.
nullWomen by Carol Rossetti
"Ana đã bị hiếp dâm.
Ana, em không hề cô đơn. Đó không phải là lỗi của em.
Chuyện này không thể quyết định nhân cách của em. Bản thân em có giá trị hơn thế nhiều."
(Ảnh từ bộ tranh Women của Carol Rossetti)
Do vậy, tôi chỉ muốn nói rằng:
-Nếu bạn bị cưỡng hiếp, đó hoàn toàn không phải là lỗi của bạn.
-Nếu bạn bị hiếp dâm, đó không phải là lỗi của bạn. Bạn đã chả làm gì để "mời mọc" chuyện đó xảy ra với mình.
-Nếu ảnh của bạn bị đánh cấp và phát tán, đó không phải là lỗi của bạn.
-Bạn có quyền được gần gũi với người yêu của mình nếu có sự đồng ý của cả hai và không nhiều hơn thế.
-Nếu bạn bị ai đó quấy rầy, đó không phải là lỗi của bạn.
-Bạn bị bạo hành? Không phải lỗi của bạn!
-Dù bất cứ thứ gì đi nữa, bạn có quyền được bảo vệ và trân trọng.
"Không có lửa thì sao có khói", "lửa" ở đây là tên tội phạm, và "khói" là án phạt mà hắn đã đem đến cho mình. Nạn nhân là những thứ bị họ thiêu đốt, xứng đáng được chúng ta coi trọng và bảo vệ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....