Rất khó nói được lý do bạn thích ai đó. Có thể đó là do nụ cười ngốc nghếch; sự hóm hỉnh sắc bén; hoặc có thể chỉ đơn giản là vì họ dễ gần. Bạn thích họ thế thôi. Nhưng những nhà khoa học nói chung không hài lòng với câu trả lời như vậy, và họ dành nhiều năm xác định chính xác những nhân tố khiến con người bị thu hút bởi nhau. Dưới đây, chúng tôi đã khoanh vùng một số phát hiện hấp dẫn nhất. Đọc tiếp để được soi sáng tình bạn – và giúp bạn tạo những mối quan hệ tốt hơn, nhanh hơn.
1. Bắt chước người bạn ở cùng
Chiến lược này gọi là phản chiếu, và bao gồm bắt chước tinh tế hành vi của người khác. Khi nói chuyện với ai đó, hãy cố gắng bắt chước ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt của họ. Năm 1999, các nhà nghiên cứu của Đại học New York đã ghi lại "hiệu ứng tắc kè hoa", xảy ra khi mọi người vô tình bắt chước hành vi của nhau. Điều đó khiến họ có cảm tình với nhau.
Những nhà nghiên cứu đã mời 72 người đàn ông và phụ nữ cùng thực hiện nhiệm vụ với bạn đồng hành của mình. Những người cùng đội (tham gia thí nghiệm) kể cả những ai bắt chước hay không bắt chước hành vi của người còn lại, đều được các nhà nghiên cứu ghi lại những tương tác. Cuối những tương tác, các nhà nghiên cứu yêu cầu những người tham gia nói rằng họ thích đối phương đến mức độ nào.
Chắc chắn những người tham gia sẽ nói rằng họ thích đối phương khi đối phương bắt chước hành vi của họ.
2. Dành nhiều thời gian ở bên những người bạn muốn trở thành bạn
Theo hiệu ứng tiếp xúc đơn thuần, mọi người thường thích những ai quen thuộc với họ.
Trong một ví dụ về hiện tượng này, những nhà tâm lý học tại trường đại học Pittsburgh đã mời 4 phụ nữ là sinh viên ở một lớp tâm lý đại học. Mỗi phụ nữ có khoảng thời gian tham gia lớp học là khác nhau. Khi những nghiên cứu chỉ ra mô tả của sinh viên nam về 4 người phụ nữ này, họ bộc lộ bị hấp dẫn hơn bởi những người họ thấy thường xuyên hơn trong lớp – dù họ chưa hề tiếp xúc với bất kỳ ai trong số họ.
3. Khen ngợi người khác
Mọi người sẽ kết hợp các tính từ mà bạn sử dụng để mô tả những người khác với cá tính của bạn. Hiện tượng này được gọi là sự chuyển đổi đặc tính tự phát.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nhân cách và Tâm lý Xã hội cho thấy rằng hiệu ứng này xảy ra ngay cả khi mọi người biết một số đặc điểm về bạn cũng không thể mô tả về bạn theo những đặc điểm đó.
Theo Gretchen Rubin, tác giả cuốn "Dự Án Hạnh Phúc," "điều bạn nói về người khác ảnh hưởng đến cách người khác đánh giá bạn."
Nếu bạn nhận xét người khác thật lòng và tốt bụng, mọi người cũng sẽ liên kết bạn với những phẩm chất đó. Điều ngược lại cũng đúng: Nếu bạn thường xuyên mỉa mai mọi người sau lưng, bạn bè cũng sẽ bắt đầu kết hợp những phẩm chất tiêu cực đó với bạn.
4. Cố gắng thể hiện cảm xúc tích cực
Sự lan truyền cảm xúc mô tả những điều xảy ra khi mọi người bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tâm trạng của người khác. Theo một bài nghiên cứu từ Đại học Ohio và Đại học Hawaii, mọi người có thể vô thức cảm nhận được cảm xúc của những người xung quanh.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
No FicciónCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....