92. KỈ LUẬT VÀ LỊCH LÀM VIỆC

37 6 0
                                    

  Bạn ạ, bạn cũng nên giật mình nếu từng bị như tôi. Vì như thế có nghĩa là một phần nào đó trong khả năng tư duy của chúng ta đã chẳng còn ổn nữa rồi. Tôi có thể liệt kê vài điểm phổ biến:

--->>> 1. Không còn đọc nổi sách có tư duy sâu và triển khai theo một hệ thống dài.

Càng ngày càng quen đọc chỗ mình thích, đọc quá một trang hai trang không ưa là bỏ.

--->>> 2. Có những đoạn văn đọc lúc thích lúc chán, lúc dễ hiểu lúc thấy phức tạp.

Đây là triệu chứng ban đầu cho thấy khả năng ghi nhớ và thấu hiểu bị xáo trộn. Nó khiến tình cảm của nhân viên văn phòng khá phức tạp hay thay đổi. Vì suy nghĩ và cảm xúc gắn chặt với nhau.

--->>> 3. Mất dần khả năng phân biệt đâu là vấn đề nghiêm trọng, đâu là vấn đề đơn giản.

Đừng bảo bạn không như thế, thực tế chúng ta cứ dần dần mang một cảm giác mập mờ rằng mọi việc đều cần chú ý và giải quyết, thật tế là khiến mọi chuyện bị xáo trộn trật tự ưu tiên trong ta. Dần dần, thậm chí việc đi làm đúng giờ cũng quan trọng như việc liên lạc với đối tác và chăm sóc gia đình. Thật đấy.

--->>> 4. Nếu có đủ 3 triệu chứng trên, thì chúng ta sẽ mắc nốt triệu chứng cuối: mất nốt khả năng định hướng xa dài, và rơi vào một trạng thái vô cảm thờ ơ mặc định, trong đó sự bùng nổ cảm xúc mang tính xúc động hời hợt hoặc nổi giận vô cớ.

Chính vì biết điều đó, nên trạng thái lẫn lộn công việc của tôi khi bị xáo trộn những việc đang làm khiến tôi âm thầm lo lắng...

Chính vào lúc hỗn loạn và đờ đẫn, tôi nhận ra một hiện trạng này: mọi thứ đang mất-trật-tự nghiêm trọng. Là một người chuộng tâm lí học, với tôi, điều đó có nghĩa là: tâm trí tôi đã đánh mất kỉ luật.

Có vẻ đúng vậy. Bản thân công việc có trật tự của nó, ít nhất là trật tự thời gian. Mỗi trong 4 triệu chứng văn phòng mà tôi nêu ra đều có mầm mống mất trật tự. Nắm được mấu chốt đó tôi đã làm một việc nhỏ, đạt được thành công lớn, tôi chắc là sẽ còn lớn nữa trong tương lai xa dài. Xin chia sẻ với bạn ngay đây:

--->>> 1. Tôi lập một file word, làm một check list công việc hằng ngày. Trong một ngày phải làm những gì tôi liệt kê ra, bôi vàng. Việc nào không xong thì copy rồi dán sang cột của ngày hôm sau. Việc nào nghiêm trọng bôi chữ đỏ. Xong, vậy là phân loại và nắm bắt đơn giản.

Hễ sếp giao thêm gì, tôi đều mở file đó lên, ghi vào, đánh dấu, bôi vàng, bôi đỏ. Cực kì hiệu quả. Hình như việc này giúp tôi sắp xếp ý nghĩ tốt hơn tôi tưởng.

--->>> 2. Tự làm một bảng dự kiến thời gian hoàn thành các công việc. Thật ra người làm trên lịch ghi nhớ của google vẫn có thể tự theo dõi công việc của họ, nhưng tôi lại đảm bảo với bạn rằng file công việc của tôi tuyệt đối ưu việt và giúp bạn kiểm soát công việc cũng như hình thành tính kỉ luật trong công việc tốt hơn.

Cố lên, khi việc này thành một kỉ luật thật sự của bạn, bạn sẽ thấy tư duy của bạn phục hồi rất nhiều.

--->>> 3. Bạn có một số công việc quan trọng, hãy nhớ đánh dấu chúng. Có hai loại công việc quan trọng: một là loại làm/hợp tác với đối tác ngoài công ty, hai là loại những việc cần hoàn thành để chuyển giao cho bộ phận khác trong công ty.

Loại thứ nhất chính là loại bạn buộc phải hoàn thành đúng thời hạn bằng mọi giá. Nó không chỉ là vấn đề danh dự công ty đâu, mà còn hơn thế nhiều. Khi bạn nỗ lực hoàn thành những việc như vậy, bạn sẽ hiểu.

--->>> 4. Ngoài ra còn phải có một việc gì đó không nằm trong lịch mà ngày nào bạn cũng làm. Có thể là đọc sách. Có thể là tập thể dục. Có thể là viết. Gì cũng được, nhưng phải có một việc như vậy. Đó là cách để tâm trí thăng bằng giữa thói quen cá nhân và kỉ luật công sở.

Tôi đã thực hiện đúng như vậy, và có được sự thoải mái mà bạn sẽ phải mơ ước đấy. Văn phòng không thể hãm hại tư duy và tâm cảm ta, nếu ta biết cách thiết lập lại sự sống nơi mình. Bạn hãy làm đi, bạn sẽ thấy ngay.

Nếu thói lãng đãng và tư duy lẻ tẻ vặt vãnh đang thống trị bạn, thì đến lúc đặt lịch làm việc và sống có kỉ luật rồi đó, bạn thân mến của tôi.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ