27.Làm thế nào để trưởng thành từ chính nỗi đau của bạn?

128 9 0
                                    

  Marguerite Johnson sinh vào cuối những năm 1920 ở Arkansas. Là một phụ nữ da đen nghèo túng ở miền Nam tách biệt, Johnson thật sự không có một tương lai tươi sáng để chờ đợi. Cô chịu đựng sự gian khổ mà hầu như mọi người Mỹ gốc Phi phải chịu trong và sau nạn phân biệt chủng tộc – địa vị của những công dân hạng hai, sự kiệt quệ về kinh tế và xã hội, sống trong nỗi sợ triền miên bị đe dọa thể xác và bị khủng bố,...Như thế vẫn còn chưa hết, những sự kiện khác cũng không làm cho cuộc đời Jonhson dễ dàng hơn chút nào cả.


  7 tuổi, cô bị cưỡng dâm bởi chính tình nhân của mẹ mình. Cô chỉ dám nói với anh trai về chuyện đó. Một vài ngày sau, kẻ tấn công cô đã chết khi được tìm thấy. Những sự kiện trên làm cô bị chấn động nặng nề đến nỗi cô không thốt ra một từ nào trong vòng năm năm rưỡi. Johnson, một người bị ruồng bỏ, từ bên ngoài lẫn bên trong chính cô, dường như sẽ bị ràng buộc với một cuộc đời khó khăn, đơn độc của đấu tranh và bị cô lập. Tuy nhiên, sau đó Marguerite Johnson đã đổi tên mình thành Maya Angelou và trở thành một vũ công, nữ diễn viên, nhà biên kịch, nhà thơ, nhà lãnh đạo xuất sắc đấu tranh đòi nhân quyền vào những năm 1960, và là người phụ nữ da đen đầu tiên viết cuốn sách phi hư cấu bán chạy nhất, cuốn hồi ký của cô, I Know Why the Caged Bird Sings (Tôi biết vì sao chú chim hót khi bị nhốt trong lồng). Cô đã thắng nhiều giải thưởng trên rất nhiều lĩnh vực và thậm chí còn soạn bài diễn văn nhậm chức tổng thống vào năm 1993.

  Và có lẽ điều ấn tượng nhất đó là, Angelou thừa nhận rằng cô không thành công mặc dù có những tổn thương hồi bé, mà cô đã thành công chính nhờ những tổn thương đó. Khi được hỏi động lực để viết cuốn sách, cô nói rằng mình đã viết bằng những vết sẹo – những vết sẹo chỉ có mình cô thấy, sờ và cảm nhận được.

 Tôi phải thừa nhận rằng tổn thương không phải là một điều "tốt" trong cuộc đời. Mọi thứ đều công bằng và không ai trong chúng ta nên trải qua những điều tồi tệ như thế. Nhưng tất cả chúng ta đều đã trải qua, vào lúc này hay lúc khác. Cuộc đời vốn dĩ là như vậy. 

Hầu hết chúng ta sống và trải qua ít nhất 5 hoặc 6 sự kiện chấn thương tâm lý trong suốt cuộc đời – ta mất đi người yêu thương, li dị, mất việc, cuộc chẩn đoán y khoa đáng sợ, bị tấn công và nhiều nữa...và thường thì, sau mỗi sự kiện, ta sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn, và trở thành một người tốt hơn. 

TRƯỞNG THÀNH KHI ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG NỖI ĐAU

 Cho đến gần đây, lĩnh vực tâm lý học nghiên cứu cách mà những nỗi đau đã hành hạ chúng ta. Lúc bắt đầu hơn 100 năm trước, ban đầu chỉ là những người tuyệt vọng và điên loạn nhất không còn cách nào khác khi tìm đến sự trợ giúp của xạ trị. Những người bình thường với những vấn đề bình thường không tìm đến bác sĩ tâm thần bởi điều đó bị kỳ thị, họ cảm thấy ngại ngùng và hổ thẹn. Kết quả là, khoảng 50 năm đầu, các phương pháp xạ trị đã chữa cho những trường hợp thực sự nghiêm trọng. Bạn biết đấy, tâm thần phân liệt, trầm cảm, tự sát,...

 Điều này đã tạo ra một thành kiến. Vì các nhà tâm thần học chỉ nghiên cứu những trường hợp nặng nhất, và hầu hết đó là những trường hợp bệnh nhân đã trải qua tổn thương nặng nề ở thời điểm nào đó, nên những nhà tâm lý học đầu tiên đã tiến tới kết luận logic rằng tổn thương dẫn tới những vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ