Sợ Hãi Đám Đông: Có Những Ám Ảnh Còn Hơn Cả Cái Chết
Đồng hồ đang quay đều. Bạn chỉ còn 30 phút nữa để đứng trước toàn thể công ty và trình bày bản đề án của mình. Bạn đã chuẩn bị mọi thứ cực kỳ kỹ lưỡng, kiểm tra Power Point tận 2 lần, tập thuyết trình trước gương hàng tiếng đồng hồ. Và để chắc chắn hơn, bạn thậm chí còn ghi hình lại bằng điện thoại và xem đi xem lại sau đó.
Bạn đã làm mọi thứ có thể để hoàn toàn chắc chắn rằng: Mình đã sẵn sàng!Và rồi, bạn thấy có gì đó "sai sai" ở đây. Bạn nhớ về một kí ức kinh hoàng khi xưa, cũng một lần bạn phải thuyết trình trước tập thể ban lãnh đạo công ty và các nhà đầu tư quan trọng về một đề án lớn, nhưng khi nhìn xuống tập tài liệu: trang thứ 2 trở đi trống trơn. Máy in hết mực. Và bạn đã đứng đần ra như một kẻ ngốc, mọi thứ sụp đổ. Giờ đây, đứng trước cửa phòng họp, bạn hoảng sợ, co rúm lại và cảm thấy "sa mạc lời".
Jerry Seinfeld từng chia sẻ: "Tôi đọc được rằng: đứng trước đám đông được xem là nỗi sợ hãi số một của người bình thường. Bất ngờ hơn, bạn biết cái thứ 2 là gì không: Cái chết! Điều đó có nghĩa là, với một người bình thường, nếu bạn phải ở trong một đám tang thì bạn thà ở trong quan tài còn hơn là ở ngoài để đọc kinh."
Điều này nghe có vẻ thật hài hước, nhưng đó lại là sự thật. Đối với rất nhiều người, cảm thấy xấu hổ khi đứng trước đám đông là một nỗi sợ hãi vô tận.
***
Tuy nhiên, lúc này thì bạn đã hoàn thành công việc — bạn biết bạn muốn nói gì và tại sao. Vì vậy, bây giờ, trong những phút cuối cùng trước bài phát biểu lớn, điều duy nhất còn lại để làm là tăng niềm tin của bạn vào chính mình. Dưới đây là ba chiến thuật cuối cùng để giải phóng sự tự tin của bạn.
Tiến lên bằng sức mạnh đã chuẩn bị trước
Mỉm cười, dang rộng hai tay sẽ cho bạn nhiều không gian hơn và các tiếp xúc vật lý (như bắt tay) sẽ khiến bạn trông tự tin hơn rất nhiều, ngay cả khi bạn đang lo lắng.
Tại sao điều này lại hiệu quả ư? Theo nghiên cứu của Joseph Cesario, Phó Giáo sư tâm lý học tại Đại học bang Michigan, những cử chỉ "quyền lực" đem đến ấn tượng về một sức mạnh và sự kiểm soát vô hình. Khi được thể hiện một cách tinh tế trước mặt mọi người, chúng sẽ làm cho người xem hiểu những gì bạn đang nói một cách nghiêm túc hơn. Vì vậy, bạn nên thể hiện một chút sự kiểm soát ngay cả trước khi cuộc hội thoại bắt đầu và hành động như thể bạn đã bao quát được cả căn phòng.
Nếu bạn có vài khoảnh khắc riêng tư trước khi thuyết trình, bạn thậm chí có thể thử đứng thẳng với cánh tay giơ cao lên trên đầu trong ít nhất một phút — giống như khi bạn đã đạt được những thành công hay chiến thắng một cuộc đua nào đó. Bạn có thể làm bất cứ hành động nào mà bạn thường (hoặc muốn) làm trong một khoảnh khắc chiến thắng. Thân thể và tâm trí có một mối quan hệ mạnh mẽ, nếu bạn hành động "như thật", tâm trí của bạn sẽ đi theo những chỉ dẫn đó.
Thay đổi nhịp thở
Bằng cách hít thở sâu gấp đôi bình thường, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy bớt lo lắng và dần trở nên bình tĩnh hơn. Hít vào trong khi đếm từ một đến ba, và thở ra khi đếm tiếp đến sáu, cứ tập luyện như vậy cho đến trước khi bạn phải "lên thớt".
Theo Richard Brown, một giáo sư lâm sàng liên kết của Tâm thần học tại Đại học Columbia, đồng tác giả của cuốn sách The Healing Power of the Breath, thở theo cách này sẽ giúp điều chỉnh phản ứng của hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Điều này điều chỉnh các quá trình vô thức như nhịp tim và tiêu hóa cũng như tất cả phản ứng ứng suất quan trọng — điều bạn đang cố gắng chế ngự ngay trước trải nghiệm giải mã thần kinh.
Luôn sẵn sàng cho "Eye - contact"
Duy trì eye-contact với nhiều người khác nhau trong suốt buổi thuyết trình sẽ khiến phần trình bày của bạn cuốn hút hơn và khuyên khích khán giả lắng nghe hơn. Bạn cần luôn nhắc nhở mình và luôn sẵn sàng giao tiếp với mọi người bằng ánh mắt.
"Giao tiếp bằng ánh mắt sẽ mang đến những cảm hứng to lớn trong việc kết nối" - Brian Wansink, một giáo sư tại Trường Kinh tế và Quản lý Ứng dụng Dyson của Cornell nói. Nghiên cứu của Wansink, xuất hiện trong một số báo gần đây của tạp chí Environment and Behavior, cho thấy mọi người có nhiều khả năng mua ngũ cốc với nhân vật hoạt hình nhìn thẳng vào họ từ chiếc hộp. Khi nói trước công chúng, giao tiếp bằng mắt làm chậm lời nói của chúng ta, làm cho chúng ta có vẻ có sức mạnh và kiểm soát hơn. Nó cũng tạo ra kết nối lớn hơn với các khán giả, những người theo nghiên cứu của Wansink, có nhiều khả năng bị thuyết phục hơn bởi những gì bạn đang nói. Ngoài việc khiến mình tự tin hơn, chiến thuật này cũng giúp bạn tin tưởng hơn vào những người đang lắng nghe. Đây chính là lợi ích hai trong một.
Có thể bạn nghĩ rằng những mẹo này thật nhảm nhí, nhưng hãy thử đi, thật nhiều lần và bạn sẽ thấy mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bởi không thứ gì có thể mang lại khác biệt kì diệu ngay ở lần đầu tiên, thành quả chỉ đến khi bạn dành tâm huyết và thật sự nghiêm túc.
Theo Observer.
Trạm Đọc.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....