79.BA BƯỚC GIÚP BẠN KHÔNG CÒN CẢM THẤY CÔ ĐỘC TRONG MỘT XÃ HỘI CÔ ĐƠN

52 6 0
                                    

   1/ "Dịch bệnh" của xã hội hiện đại: cô đơn

Có thể hiểu đơn giản, cô đơn là một trạng thái tâm lí của con người, theo đó một người không chủ động hoặc từ chối hoặc tự cô lập, cách li trong mối quan hệ xã hội và thiếu tiếp xúc với người khác cho dù đó là gia đình, bạn bè thân thiết, vợ chồng, con cái...

Nó có thể xuất phát từ mối quan hệ xấu đi, sự lựa chọn có chủ ý, bệnh truyền nhiễm phải cách li, rối loạn tâm thần, rối loạn thần kinh hoặc các trường hợp khác.

Tóm lại, sự cô đơn là một trạng thái khi con người bị rơi ra khỏi CỘNG ĐỒNG. Nơi đâu có cô đơn, ở đó luôn có các mối quan hệ bị tách ra khỏi cộng đồng, và chỉ còn lại một mình.

Sự ảnh hưởng của chứng cô đơn đô thị hay cô đơn hiện đại ngày nay trong các thành phố hiện đại đang thực sự trở nên trầm trọng hơn bao giờ hết, chưa bao giờ những kẻ cô đơn lại đông đến thế, cô đơn đã trở thành một trạng thái bao trùm toàn xã hội.

Nhà tâm lý học UCLA Naomi Eisenberger nhận thấy rằng việc các cá nhân bị loại trừ hoặc tự loại trừ khỏi xã hội đã kích hoạt một số vùng thần kinh tương tự để phản ứng lại với sự đau đớn thể xác.

Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đều thừa nhận rằng chúng ta đang phải đối mặt với một "dịch bệnh cô đơn". Thách thức mà chúng ta phải đối mặt đó là tất cả những gì có thể làm được về nó.

>>> 2/ Ba bước giúp bạn thoát khỏi sự cô đơn

Nhà văn, nhà thơ, nhà triết học nổi tiếng người Mỹ với "những cuốn sách làm rung chuyển nước Mỹ" - Henry David Thoreau suy ngẫm về cảm giác cô đơn thế này: "cô đơn giữa đám đông nếu trái tim ta không mở".

Ông không cảm thây cô đơn vì ông thấm nhuần lợi ích của thiên nhiên trong sự giao cảm sâu xa với nó; "phương thuốc duy nhất" mà ông cần là "một ngụm khí trời ban sớm" (W– Cô đơn) Tiếng chuông nhà thờ, tiếng xe ngựa leng keng, tiếng bò rống, tiếng sơn ca, cú mèo, ếch nhái kêu, gà gáy cũng đem đến cho ông nhiều vui thú. Theo ông, việc mở rộng năng lực cảm thụ có cái lợi là giúp ta bớt nhàm chán. (W- "Những âm thanh").
(Trích, Walden một mình sống trong rừng).

Thực vậy, hãy mở rộng tâm trí cùng trái tim mình và thử áp dụng 3 bước đơn giản mà Oopsy mách bạn dưới đây nhé!

>>> 2.1/ Nói chuyện thân thiện với mọi người, dù là người lạ

Nhiều người trong chúng ta khá rụt rè với ý tưởng trò chuyện vô tư với một người lạ trên xe buýt hoặc trong một quán cà phê. Trong thực tế, nó có vẻ đáng sợ, nhưng chúng ta có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc này hơn là chúng ta nhận ra.

Trong một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tâm lí học thực nghiệm, các nhà tâm lí học Juliana Schroeder và Nicholas Epley đã khám phá lí do tại sao những người lạ ở gần nhau rất ít khi tương tác.

Họ giả thuyết rằng một trong hai người thường thấy sự cô đơn dễ chịu hơn sự tương tác, hoặc họ đánh giá sai những hậu quả của việc tương tác. Họ tiến hành một số thí nghiệm để kiểm tra các giả thuyết của họ, một trong số đó là tuyển dụng những người ở Chicago để nói chuyện với những người ngồi gần họ khi trên đường đi làm.

Trong khi hầu hết mọi người đều cho rằng đó là một trải nghiệm tiêu cực, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận về sự cải thiện về hạnh phúc trong tâm cảm của một số người tham gia chủ động nói chuyện với người lạ, đáng chú ý hơn hẳn những người trong nhóm thí nghiệm vốn không nói chuyện với những người lạ mặt ở gần họ.

Schroeder và Epley nhận định: "Sự vui vẻ của việc kết nối dường như dễ lan tỏa". Nghiên cứu này cho thấy người ta có thể cải thiện được hạnh phúc tạm thời của chính họ bằng cách đơn giản là trở nên thân thiện hơn với người lạ, cố gắng tạo ra các kết nối mà ở đó người ta trái lại thường lựa chọn cô lập.

Điều thú vị mà bạn có thể không chú ý ở đây, chính là trong quá trình chủ động mở lời với những người xung quanh, những lợi ích như sự vui vẻ thoải mái là cho cả đôi bên. Khi đó, dù là vô tình hay hữu ý, bạn cũng đã mang lại lợi ích về tâm cảm cho những người xung quanh bạn rồi, ít nhiều có thể giúp họ chữa lành khỏi căn bệnh dịch cô đơn.

--->>> 2.2/ Rời xa mạng xã hội, dù chỉ là thỉnh thoảng

Hãy rời xa các loại mạng xã hội nói riêng cũng như không gian ảo nói chung. Thật vậy, tiếp xúc trực tiếp mang lại nhiều lợi ích cho con người hơn hẳn những gì giao tiếp trực tuyến mang lại.

Điều trước hết và cũng là quan trọng nhất, đó chính là tăng cường sản xuất các loại hóc-môn trong cơ thể làm giảm các cơn đau và nâng cao sức khỏe cho con người. Đây là một lí do giải thích vì sao sự tương tác giữa người và người với nhau cải thiện sức khỏe thể chất của chúng ta.

Một sự thật đang ngày càng được chứng minh rõ ràng hơn là các loại hình phương tiện truyền thông điện tử có thể dễ dàng kích động cho tâm trí con người, gây ra những chấn thương không đáng có cho nhận thức cũng như sức khỏe của chúng ta, hoàn toàn không thể tương hợp với con người như giao tiếp trực tiếp giữa người và người. Điều này có thể dẫn tới càng ngày càng khó phân biệt đâu là một quan hệ xã hội lành mạnh và tích cực cho con người, vô hình trung biến chúng ta càng ngày càng cô đơn, lạc lõng hơn trước.

--->>> 2.3. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần"

Chính ra những người hàng xóm hay những đồng nghiệp mà bạn thường xuyên gặp gỡ hóa ra lại có thể là khởi đầu hoặc là trợ lực quan trọng cho việc mở rộng bản đồ kết nối với xã hội của riêng bạn, dù có thể họ không nằm trong các mối quan hệ ý nghĩa và sâu sắc của chúng ta.

Các nghiên cứu đều chỉ ra các mối quan hệ xã hội kết nối chặt chẽ hay lỏng lẻo đều có giá trị riêng biệt trong xã hội nói chung, đồng thời nhấn mạnh rằng những người quen biết "sơ sơ" như hàng xóm đều đóng vai trò quan trọng trong việc nhận thức về kết nối với người xung quanh. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho biết con người hiện đại nói chung lại thường xuyên coi nhẹ, hoặc bỏ qua các mối quan hệ sát vách này.

Cũng xin nói rõ ở đây, việc kết nối với các mối quan hệ gần gũi như hàng xóm, đồng nghiệp cũng nên dựa theo các tiêu chí riêng nào đó mà bạn thấy phù hợp.

Có thể đơn giản chỉ là những lí tưởng, tiêu chuẩn, giá trị cộng đồng chung nhưng căn bản dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, chia sẻ cùng gánh vác trách nhiệm nhằm hướng tới lối sống cộng đồng.

Một kết luận thú vị từ các nghiên cứu cho hay "sự gắn kết xã hội trong khu phố" càng cao thì bạn càng giảm nguy cơ bị đau tim. Vì thế hãy sẵn lòng mời những người hàng xóm của bạn một cốc cà phê, chén trà hay một chút quà bánh đồng thời sẵn sàng giúp đỡ họ những lúc đột xuất. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn nhiều đấy.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ