LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY.
Trong cuộc sống, ai cũng từng gặp phải những rắc rối, khó khăn. Có những rắc rối chúng ta dễ dàng có thể giải quyết nhanh chóng mà không gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề khiến ta đau đầu khi không có một hướng giải quyết cụ thể hay những phương thức giải quyết hiệu quả trong quá khứ không còn phát huy tác dụng nữa, và chúng ta cần tìm một hướng giải quyết mới.Sau đây là vài tips nhỏ để giải quyết khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Bước 1: Tự hỏi: " Có thực sự tồn tại một khó khăn ở đó không?"
Đầu tiên, điều quan trọng nhất là việc NHẬN RA rằng bản thân đang gặp vấn đề. Và bởi vì những rắc rối đó khiến mọi người cảm thấy lo lắng, nhiều người có xu hướng tránh né, phớt lờ hoặc thậm chí trì hoãn việc giải quyết nó.
Thật không may, càng trốn tránh thì càng khiến mớ bòng bong đó quay trở lại. Qua thời gian, một chuyện nhỏ cũng sẽ trở nên nghiêm trọng. Vậy, làm thế nào để sớm nhận diện được vấn đề?1. Lập danh sách
Tạo thói quen ghi lại những chuyện khiến bạn thấy khó khăn khi giải quyết. Viết chúng ra giấy sẽ giúp giải quyết vấn đề tốt hơn và biết được khi nào chúng trở lại.Gợi ý: Hãy viết chúng ra. Khi một vấn đề khiến bạn trở nên rối loạn, tự tay viết bằng giấy trắng mực đen sẽ tốt hơn là gõ chúng trên điện thoại hay laptop. Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng đương đầu với chúng hơn nếu chúng hiển hiện ngay trước mắt bạn.
2. Hãy chấp thuận cảm xúc của bản thân
Chúng ta thường sai lầm khi coi những cảm xúc tiêu cực là nguồn gốc của rắc rối. Ví dụ, nếu bạn nghĩ "Tôi luôn cảm thấy vô cùng căng thẳng khi làm việc" thì chính xác hơn nó phải là " Công việc của tôi có vài chướng ngại, như là rắc rối với đồng nghiệp hay lượng công việc quá nhiều", những điều khiến tôi cảm thấy áp lực. Cố gắng tìm ra vấn đề đang khiến bạn cảm thấy lo lắng.3. Tìm ra những thách thức.
Chướng ngại vật lớn nhất mà mọi người thường gặp phải khi đối diện với một cục diện khó khăn, đó là cách nhìn tiêu cực về vấn đề đó. Nếu nghĩ vấn đề đó thật là đáng sợ, hay chỉ vì những chuyện đó mà bạn cho rằng bản thân là một kẻ yếu kém, thì bạn đã tự coi mình là một kẻ thất bại và từ đó, chắc chắn bạn sẽ không giải quyết được nó. Bởi vậy, cho dù là một người có khả năng giải quyết tốt mọi chuyện, nhưng bạn còn chẳng thèm thử xử lý nó bởi bạn nghĩ bạn sẽ không giải quyết được chúng và bạn không nhìn thấy được bất kì lợi ích nào từ việc này. Nhưng nếu bạn nhận ra bản thân sẽ được lợi khi hóa giải vấn đề, bạn lại cảm thấy có động lực để giải quyết chúng hơn. Ví dụ, nếu vấn đề là không hòa nhập được với đồng nghiệp ở công ty, hãy coi đó là cơ hội để nâng cao kĩ năng giao tiếp.
Lưu ý: Sẽ luôn có những lợi ích nhất định khi tìm ra cách giải quyết các khó khăn trong cuộc sống. Hãy nhớ rằng, dù là một chuyện rất khó, nếu bạn bớt căng thẳng, vấn đề sẽ bớt nghiêm trọng hơn.BƯỚC 2: VẤN ĐỀ ĐÓ LÀ GÌ?
Trước khi giải quyết một khó khăn, đầu tiên bạn cần phải hiểu được nó. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể tìm hiểu vấn đề đó.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Não FicçãoCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....