68.KỈ LUẬT CẢM XÚC: KHẢ NĂNG LỰA CHỌN CÁCH TA CẢM THẤY

48 6 0
                                    

  Khi bạn bế tắc, mệt mỏi, chán nản, một trong những cách hiệu quả nhất để phục hồi năng lượng tinh thần là nhận ra một sự thật mà ban đầu ta hay bỏ qua: Hỡi tâm cảm của ta! Ta có quyền lựa chọn mình cảm thấy thế nào.
Cảm xúc, cảm giác, chúng ta đều biết, nó có năng lực rất lớn, nó điều khiển hành vi, thái độ của chúng ta.

Chúng ta được nhắc nhở lần này qua lần khác, rằng "Hãy canh chừng cảm xúc của mình". Cảm xúc thể hiện những gì từ sâu thẳm nội tâm chúng ta, nhưng chúng có thể khiến ta trở nên lệch lạc.

Tiến sĩ Charles C. Manz, một chuyên gia về nghệ thuật lãnh đạo, khẳng định rằng chúng ta không cần khoan dung với các cảm xúc của mình. Thực tế, chúng ta có thể kiểm soát chúng, điều chúng trở thành những dòng kênh hiền hòa. Charles gọi khả năng một người lựa chọn mình cảm thấy thế nào là "kỉ luật cảm xúc".

Ông ấy nói: "Cảm xúc là một nguồn thông tin và chúng có thể làm việc rất hữu ích cho chúng ta nếu chúng ta biết cách kiểm soát và sử dụng năng lượng của chúng cho những việc tích cực". Ông ấy là tác giả cuốn sách Emotional Discipline: The Power to Choose How You Feel (Tạm dịch: Kỉ luật cảm xúc: Khả năng lựa chọn cách ta cảm thấy).

Cảm xúc là một năng lượng và động lực khởi nguyên của hành vi, suy nghĩ, sinh lí và tinh thần, chúng được cấu thành từ rất nhiều nhân tố.

Tất cả các nhân tố cấu thành nên cảm xúc có thể được khai thác để chúng ta hiểu về cảm xúc của mình. Hơn nữa, chúng giúp ta thiết lập một dạng kỉ luật, đưa các cảm xúc vốn khó nắm bắt trở về nơi ta có thể kiểm soát.

Mỗi người có một cách trải nghiệm cuộc sống khác nhau, vì vậy điều khiến chúng ta nảy sinh một loại cảm xúc cũng khác nhau. Đối với một số người, một cuộc chiến tranh sắp xảy ra khiến họ đặc biệt muộn phiền, những người khác lại lo lắng do mất việc. Nhiều người lại suy sụp trước xung đột giữa người với người, dù đó là đồng nghiệp, bạn bè hay vợ chồng.

Kỉ luật cảm xúc không phải là qui trình có thể hiệu quả với mọi trường hợp Bạn có thể phát triển và thay đổi chúng cho phù hợp với bạn. Chiến thuật cốt lõi vẫn là cần thực hiện một vài bước cơ bản khi cảm xúc xảy đến.

>>>>>> Nguyên nhân

Đầu tiên bạn cần biết được vì nguyên nhân gì mà cảm xúc này nảy sinh. Nếu khó xác định quá, bạn có thể nhớ lại xem mình có cảm xúc này từ lúc nào, sau khi gặp ai, đã có chuyện gì; sau đó mới có thể biết diễn biến cảm xúc của mình. Chỉ cần nhìn nhận được nguyên nhân cảm xúc, bạn đã nắm được dây cương để chiến thắng trong cuộc chiến thuần phục con "quái vật" cảm xúc rồi.

>>>>>>> Thân thể

Hãy quan sát thân thể mình và xem thân thể bạn thay đổi thế nào khi xuất hiện cảm xúc đó, thân thể kì lạ ở đâu, kì lạ như thế nào, cố gắng miêu tả nó, cảm nhận nó.

>>>>>>> Suy nghĩ

Nghĩ xem khi xuất hiện cảm xúc đó thì bạn đang nghĩ gì, vì sao bạn nghĩ thế, suy nghĩ nào khiến bạn có cảm xúc như vậy?

>>>>>>> Tinh thần

Nghĩ xem phần nào trong bạn đã thúc đẩy cảm xúc này xuất hiện (cái tôi sợ sệt hay tinh thần lành mạnh).

Lựa chọn bất kì chiến thuật nào để xử lí cảm xúc của bạn. Sau đây là một trong những chiến thuật cần thiết và hiệu quả nhất bạn có thể áp dụng.
Giới hạn cho suy nghĩ

Bằng cách thay đổi cách nhìn nhận về mọi thứ, bạn có thể chuyển những khó khăn thành cơ hội cho mình. Khi bạn thấy mình dang vướng vào một cảm xúc khó vượt qua, hãy tập trung vào cơ hội trong đó cũng như là cẩn thận với các rủi ro. Một cuộc tranh cãi chẳng hạn, cho bạn một cơ hội để học được điều gì đó từ mối quan hệ và những cách tâm trí khác nhìn nhận vấn đề.

>>>>>>> Kung Fu – một phương thức kiểm soát cảm xúc

Kung Fu là cách thức tự vệ của người Trung Quốc, với mục đích là tận dụng tất cả các đòn tấn công của đối thủ trở thành lợi thế của mình. Bạn không tấn công đối phương, mà chuyển hóa năng lượng tấn công của họ để đạt được mục đích của mình. Bạn chiến thắng đối thủ bằng chính năng lượng họ dùng để tấn công.

Cách tiếp cận tương tự có thể áp dụng với các xung đột về cảm xúc, Manz nói. Thay vì tránh né các cuộc tấn công về cảm xúc, bạn sử dụng năng lượng đó để giải quyết vấn đề. Trong những cuộc xung đột do cảm xúc, mọi người thường làm ba điều: quả quyết với ý kiến của mình, phản đối ý tưởng của bạn và phản đối bạn.

Chúng ta thường phản kháng lại, tự vệ cho bạn thân hoặc phản đối ý tưởng của họ. Nhưng thay vào đó, bạn có thể bước sang phía bên và bẻ cong đường tấn công của đối phương, khóa họ lại và dùng sức mạnh đó để phục vụ cho mục đích của bạn.

Bạn đưa ra các phân tích và lời khuyên có thể đưa tới một giải pháp, chuyển hướng tấn công bạn thành tấn công vào vấn đề cần giải quyết, đưa ra các câu hỏi thay vì đưa ra nhận định.

***
Bạn có thể tham khảo thêm những cuốn sách giúp mình làm chủ được thế giới giao tiếp, làm chủ được thế giới nội tâm, học cách trở thành người trầm tĩnh - bản lĩnh của người trưởng thành. Hãy tỉnh táo và khôn ngoan để thoát khỏi những cạm bẫy của tổn thương, cạm bẫy của đô thị.

- Cất tiếng làm điếng thế gian
- Phất tay lung lay thế giới
- Bậc thầy giao tiếp Nhiếp phục công sở
- Nhân viên cởi mở - Công sở thành công
- Sói đội lốt cừu - Cuộc đối đầu với bầy sói văn phòng.

*********
>>> Để nhận bản tin từ OOPSY, mời bạn đăng kí tại: <<<

*********
/ Bài viết: Oopsy Team.
\ Ảnh: Humanity.  

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ