"Chúng ta hay ngộ nhận rằng chúng ta rất hiểu mình và những người xung quanh, nhưng thực ra chúng ta chưa hiểu thực sự như cách chúng ta vẫn nghĩ."
Chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc tại sao lại vậy? Bản thân mình sống với mình mấy chục năm qua, mình còn không hiểu mình nhất thì ai hiểu mình được. Hoặc bạn cũng từng nghe cha mẹ hay nói rằng họ sinh ra con họ, nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ bao nhiêu năm trời, làm sao lại chưa hiểu hết. Hay nếu bạn có một người bạn thân (thậm chí là nối khố), đi học cùng nhau mười mấy năm trời, có gì mà bạn lại không rõ tính cách ở bạn mình. Nên không thể nào có chuyện chúng ta chưa hiểu trọn vẹn bản thân mình và những người xung quanh được. Dĩ nhiên, chúng ta có biết mình và biết những người xung quanh mình, đó là điều tất yếu. Tuy nhiên, có thể từ biết đến hiểu là cả một chặng đường rất xa. Hãy cùng xem những quan điểm bên dưới.
Tại sao ông bà ta vẫn hay nói "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". "Trời" ở đây là ông trời, tức một "đấng tối cao" quyết định những điều người thường không thể quyết định được. Mà cụ thể ở đây là cha mẹ có thể nuôi dưỡng, uốn nắn, dạy dỗ con cái nhưng lại không thể quyết định được tính cách của con. Hay như câu nói "Có những người cả đời rồi vẫn chưa hiểu mình". Câu nói này để lý giải việc tại sao một người sống ở đời mấy chục năm trời mà vẫn có những cách hành động, ra quyết định không thể lý giải được, hoặc người khác không nghĩ là như vậy. Hoặc một trường hợp phổ biến khác là có những cặp vợ chồng sống cùng nhau mấy chục năm, đến khi con cái lập gia đình rồi họ vẫn thừa nhận rằng họ không hiểu nhau.
Nếu chúng ta đều thấu hiểu trọn vẹn chính mình thì có lẽ chúng ta không gặp những tình huống dở khóc dở cười. Chúng ta cũng chẳng bao giờ gặp những hoàn cảnh "khó xử", không biết phải lựa chọn như nào. Chúng ta cũng sẽ không phải lắng nghe người khác than phiền vì chuyện họ chọn sai nghề nghiệp chỉ vì ngày trẻ không hiểu mình, cứ đi theo đám đông. Nếu chúng ta đều hiểu nhau trọn vẹn thì có lẽ chúng ta cũng không bao giờ phải đối mặt với những lần xung đột, xích mích căng thẳng. Các gia đình cũng sẽ chẳng bao giờ có những tình huống tồi tệ như cha con bất hòa, vợ chồng li dị vì bất đồng ý kiến, tính cách trái ngược. Các công ty cũng sẽ chẳng có chuyện nhân viên nghỉ việc vì bất đồng với sếp, và lên mạng nói xấu sếp của mình.
VÌ SAO CHÚNG TA CHƯA THẤU HIỂỦ CHÍNH MÌNH VÀ NGƯỜI XUNG QUANH MỘT CÁCH TRỌN VẸN?
Câu trả lời rất đơn giản là bởi vì mỗi người là một cá thể duy nhất, tồn tại độc lập và không ai giống ai cả. Khoa học vào cuộc đã lý giải câu nói của ông bà rằng "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Ngành khoa học phân tích tính cách dựa trên dấu vân tay chỉ ra rằng khi mẹ mang thai con từ 13 – 19 tuần tuổi, dấu vân tay đã được hình thành và mãi mãi không thay đổi sau này. Dấu vân tay của con người sẽ tương quan đến tính cách của mỗi người. Nếu muốn tính cách giống nhau thì chúng ta phải có 10 dấu vân tay giống nhau. Tuy nhiên, xác suất để hai người có 10 dấu vân tay giống nhau (kể cả sinh đôi cùng trứng) là 1/64 tỷ. Có nghĩa xác suất để chúng ta thấy hai người có tính cách giống nhau hoàn toàn là 0.000000002%.
Bên cạnh đó, các nhà tâm lý học cũng vào cuộc. Một trong số những nhà tâm lý học nổi tiếng nhất, được coi là "ông tổ" của ngành thấu hiểu tính cách con người chính là Carl Jung. Carl Jung đã dựa kinh nghiệm và kiến thức cả cuộc đời mình, với hàng trăm nghiên cứu để đưa ra những nền tảng phân loại tính cách khác nhau. Kết quả thật bất ngờ, dựa trên nền tảng đó thì chúng ta thấu hiểu chính mình và những người xung quanh ít hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Là bởi vì, theo phân loại tính cách, chúng ta sẽ có 4 nhóm xu hướng đối lập như sau:
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....