75. SỐNG ẢO VÀ NHỮNG HỆ LỤY THẬT

44 6 0
                                    

  Trước khi đến với hệ lụy của không gian ảo gây ra cho mỗi người, có một điểm đặc biệt mà OOPSY muốn gửi đến các bạn đọc. Đấy là mối quan hệ giữa chữ viết, những bài viết, câu nói với thế giới nội tâm của một người.

Bạn biết không, tâm cảm có một thế giới riêng của nó, mà chúng ta quen gọi là "thế giới nội tâm." Thế giới này ở rất sâu trong một người mà khó có từ ngữhay lời nói nào đủ để lột tả được thế giới ấy.

Ví dụ nhé, bạn yêu thương một người, trong đấy có đầy đủ các cảm giác, bao gồm cả các triệu chứng thân thể, những da diết nhớ nhung, v.v. mà chỉ mình bạn cảm thấy, nhưng khi cô đặc trong một vài chữ cái, nó không thể truyền tải hết được những thông điệp ấy.

Thậm chí, thế giới nội tâm sẽ trở nên méo mó, biến dạng đi khi cố gắng nói ra các cảm xúc bên trong thông qua ngôn từ. Cá tính, nội tâm là cái ở bên trong (xin nhắc lại lần nữa!) mà khi nó đi ra bên ngoài thì không còn đúng nữa. (Bạn có từng bao giờ cảm thấy mình càng tâm sự, chia sẻ, lại càng thấy nó không đúng, càng thấy bất ổn hơn sau đó không, hay có gì đó chưa giải quyết được khúc mắc không?! Chính là cảm giác đó đó!)

Để hiểu được thế giới nội tâm của mình, người xưa thường có một cách, đấy là dùng sự cảm nhận, sự tĩnh tại, lắng đọng để lắng nghe tiếng nói từ bên trong mình, để thấu hiểu chính mình, thế giới của mình. Và cũng tương tự như thế để thấu hiểu người khác.
Rất tiếc rằng, đời sống hiện đại đang dần thiếu đi những điều này, mỗi khi chúng ta nói ra một từ, một câu, một câu chuyện, không hẳn nhiều người ý thức và cảm nhận cái thật đằng sau câu chuyện đó, thậm chí còn khó để hiểu tâm lí nào đứng đằng sau những gì chúng ta nói, phát ra.

Nếu đã từng đọc cuốn "Vạch mặt thiên tài nói dối" hoặc "Hóa ra, sự thật sau cùng là tổn thương", bạn đã biết rằng, lời một người nói ra chưa chắc đã là cái thật. Nó có thể là lời nói dối. Và cũng như thế, những gì một người post lên MXH để trưng hình ảnh của bản thân hay câu chuyện của mình cũng không chắc đã là thật. Làm sao chúng ta biết được rằng, đằng sau mỗi nụ cười là có nước mắt, đằng sau mỗi vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài là có một cuộc sống cô độc đằng sau, đằng sau một lời nói ngọt ngào có thể là thói tự tôn hay thói hạ thấp người khác.

Và khi chúng ta ràng buộc vào lời nói của chính mình, sự tung hô, những dòng comments, những cú click "like" của người khác, hay cũng nhìn vào những gì mà người bạn của mình thể hiện ra trên trang cá nhân của họ, để rồi đưa ra những nhận định, hay cảm xúc nào, thì chúng ta cũng đang chấp vào những biểu hiện, những cái giả của nó, chứ không phải điều thật! Còn những sự thật đáng sợ khác, nếu chúng ta chưa bóc tách được các sự thật đằng sau thế giới ấy, và chúng ta sẽ hình thành nên tâm lí rất khác nữa ở bên trong chính mình. Đây là một vài tâm lí mà người dùng mạng xã hội hay mắc phải:

--->>> 1. Đố kị, so sánh:

Nhìn vào những gì trưng ra trên trang cá nhân của một người, chúng ta thường có cảm giác ganh tị với những gì họ có. Tất nhiên, đã là con người, thì việc so sánh, cạnh tranh lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi.

Chúng ta thường tự định đoạt và cho mình là khi so sánh cuộc sống của mình với cuộc sống của người khác. Khi so sánh mình với người khác, chúng ta bất chợt đánh mất mình là ai, những giá trị cốt lõi của một người nên có: mình là ai, mình đang làm gì, mình đang tin tưởng hay bảo vệ điều gì. Chúng ta chỉ còn thấy những cảnh trưng ra trước mắt, thấy nó, chấp nhận nó. Khi đã chấp nhận một hiện tượng mà ta tưởng đó là sự thật, ta sẽ đánh mất bản thân mình.

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ