Stress là cách thân thể chúng ta phản ứng trước bất cứ nhu cầu hay mối đe dọa nào. Khi chúng ta cảm nhận thấy một mốt nguy hiểm bất kì – dù nó là thật hay do ta tưởng tượng ra – hệ thống phòng vệ của cơ thể sẽ vào cuộc một cách tự động và nhanh chóng với cơ chế gọi là "fight-or-flight". Tức là hoặc chúng ta "fight" – chiến đấu hoặc chúng ta "flight" – rút lui.
Cơ chế phản ứng này hóa ra là cách mà cơ thể bảo vệ ta. Khi nó được vận hành đúng cách, nó giúp ta tập trung, tràn đầy năng lượng và có được giác quan nhạy bén. Bạn có thấy kì lạ không?
Thân thể ta mang theo những thiện ý và chân thành như vậy đấy. Tuy nhiên giúp nó vận hành đúng cách lại là trách nhiệm của chúng ta. Chúng ta, không may thay thường hiểu sai ý, chẳng thể lắng nghe "tiếng nói" của thân thể.
>>> 1. CÁCH MÀ THÂN THỂ CHÚNG TA TẠO RA STRESS
Lấy một hình ảnh quen thuộc của sinh viên làm ví dụ: sinh viên A có 1 tuần để hoàn thành bài luận. Ngay từ phút bắt đầu nhận nhiệm vụ, cơ thể đã bắt đầu đưa ra những phản ứng và tạo stress để nhắc nhở việc cần hoàn thành.
Sinh viên A lại có xu hướng chuyển dịch những áp lực mà thân thể đưa lại vốn để giúp hoàn thành công việc lại thành các động lực giải trí, cho rằng mình đang bị áp lực cần xem phim hoặc nghe nhạc để giảm bớt căng thẳng, tạo hứng thú hơn.
Sự thật là, bất cứ hình thức giải trí, thỏa mãn nào tưởng là ưu ái dành cho thân thể, lại khiến thân thể càng mỏi mệt hơn, càng khiến cho stress không còn chỉ là lời nhắc nhở nữa mà áp lực mỗi lúc một tăng cao, càng gần deadline càng thấy căng thẳng mệt mỏi.
Chắc bạn cũng đã từng nghe/biết/trải qua những kì tích "cộp mác" sinh viên: đến phút chót bỗng thấy mình làm bài với tốc độ thần sầu, mực độ tập trung cao hơn bình thường và đầu óc phản ứng nghĩ nhanh nhạy hơn.
Đó là tác dụng của stress mà nếu A làm đúng ngay từ đầu thì thân thể, trí óc và lồng ngực đã không phải chịu áp lực khổ nhọc suốt 5 ngày đầu và chắc chắn kết quả sẽ tốt hơn là đợi chạy nước rút 2 ngày cuối.
>>> 2. HÃY LẮNG NGHE TIẾNG NÓI ĐẾN TỪ THÂN THỂ
Não bộ và thân thể của chúng ta liên lạc với nhau qua hệ thống thần kinh. Hệ thống thần kinh, không may thay lại không giỏi lắm trong việc phân định mức độ của các mối nguy cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bạn stress vì công việc, vì một mối quan hệ, vì vấn đề tiền bạc, thậm chí khi bạn phải đối mặt giữa sự sống và cái chết đi chăng nữa thì tín tức mà hệ thần kinh đưa lại cho thân thể thực ra chẳng khác nhau hay nói cách khác là y hêt.
Điều này có nghĩa rằng dù bạn để bản thân stress, kiệt sức vì điều gì đi chăng nữa, thân thể của bạn cũng đang phải đối mặt với áp lực ngang bằng như giữa sự sống và cái chết.
Một khi để bản thân rơi vào trạng thái này, bạn sẽ thấy nó tìm đủ mọi cách để tồn tại và nhân rộng. Không dễ chút nào để bạn bứt ra khỏi nó và đưa bản thân về trạng thái cân bằng.
>>> 3. 10 CÁCH ĐỂ QUẢN LÍ VÀ CHUYỂN HÓA STRESS
- Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, café, thuốc lá bởi nó càng tăng thêm phấn khích cho thân thể và chỉ khiến bạn thêm stress mà thôi. Thay vào đó bạn có thể uống nước lọc, nước trái cây tự nhiên, trà thảo dược... giúp thân thể luôn đủ nước và điều hòa được thân thể. Ngoài ra, bạn nên giảm lượng đường trong đồ ăn uống, bởi có thể nhiều năng lượng từ đồ ăn khiến bạn mệt mỏi và cáu kỉnh hơn. Nhìn chung, hãy thử ăn uống lành mạnh, cân bằng.
- Tăng cường các hoạt động thể chất như tập thể thao, Yoga. Cố gắng kết hợp một số hoạt động thể chất vào công việc hằng ngày của bạn thường xuyên, trước hoặc sau khi làm việc, hoặc vào giờ ăn trưa. Hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn.
- Ngủ nhiều hơn một chút. Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng. Hãy dừng làm công việc đòi hỏi sự tập trung cao trước khi ngủ. Hãy thử tắm bằng nước ấm hoặc đọc một quyển sách nhẹ nhàng. Bạn cũng nên cố gắng đi ngủ vào một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để tâm trí và cơ thể của bạn quen với một lịch ngủ.
- Hãy thử tạo "thần chú" để giảm căng thẳng. Ví dụ, tập trung vào từ hoặc cụm từ có ý nghĩa tích cực đối với bạn như "bình tĩnh", "đừng nóng giận" hay "hãy thoải mái nào" hay "Mình xứng đáng để có được cuộc sống an lành và hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy mình căng thẳng trở lại sau đó, bạn chỉ cần im lặng lặp "thần chú" ấy của mình.
Đừng lo lắng nếu bạn chưa làm được ngay bởi đó là những kĩ năng sẽ dần được cải thiện khi thực hành thường xuyên.- Nói chuyện với ai đó về cảm giác của bạn. Nói chuyện với người khác có thể giúp bạn chuyển sự tập trung vào cuộc nói chuyện và quên đi cũng như tìm cách giải quyết được cơn stress đó. Stress có thể làm bạn đoán xét và ngăn không cho bạn nhìn thấy mọi chuyện rõ ràng. Nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp nơi làm việc, hoặc thậm chí là một chuyên gia được đào tạo, có thể giúp bạn tìm ra giải pháp cho stress của bạn.
- Ghi lại nhật kí stress trong vài tuần là một công cụ quản lí căng thẳng hiệu quả vì nó sẽ giúp bạn nhận thức rõ hơn về những tình huống khiến bạn trở nên căng thẳng.
- Tìm ra nguyên nhân gây stress: hãy tự đặt câu hỏi với 5W để tìm ra nguyên nhân khiến bạn căng thẳng là gì. Từ đó có thể thiết lập "vùng an toàn" cho mình trước khi cơn stress ập đến.
- Quản lí thời gian của bạn tốt hơn: lập thứ tự ưu tiên các công việc cần làm, biết cách chấp nhận rằng bạn không thể làm quá nhiều thứ cùng một lúc. Dù công việc có bận rộn đến đâu hãy luôn dành cho mình khoảng thời gian để ăn uống lành mạnh và thư giãn.
- Học cách nói Không. Một nguyên nhân chung của căng thẳng là có quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian để làm điều đó.
Hãy tạo ra ranh giới bằng một vài câu nói như "Tôi xin lỗi tôi không chắc về điều này vì tôi có những ưu tiên khác vào lúc này." ,"Bây giờ không phải là thời điểm tốt khi tôi đang còn nhiều việc dở dang.." ," Tôi rất thích làm việc này, nhưng ... "- Nghỉ ngơi khi thân thể lên tiếng: Nếu bạn cảm thấy không khỏe, một kì nghỉ ngắn sẽ giúp cơ thể bạn phục hồi nhanh hơn là cố để làm cho xong.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Документальная прозаCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....