37.Bàn luận về chia tay

87 7 0
                                    

"Chia tay là điều không ai mong muốn, nhưng cũng là điều mà không ai có thể biết trước được. Dù có một khởi đầu tốt đẹp tới đâu, dù mối quan hệ có được thắt chặt bởi bao sóng gió đi nữa, tình cảm – vốn là một thứ không thể định lượng được – vẫn có thể thay đổi bởi nhiều yếu tố."

 Vậy chúng ta nên có cái nhìn thế nào về nó, và nên làm gì với nó? 

Chia tay là một phần của cuộc sống. 

Đến và đi, còn duyên và hết duyên, tồn tại và không tồn tại v..v.... tất cả đều là một vòng tuần hoàn của cuộc sống. Bố mẹ nuôi chúng ta từ bé, tới khi ta đủ lông đủ cánh, ta bay đi. Thú cưng ta nuôi khi mới lọt lòng, tới hạn tuổi của vòng đời, nó cũng rời ta đi. Đó là cuộc sống, cũng giống như việc một người hết duyên với ta rẽ sang một hướng khác không-có-ta vậy. Nếu bạn không muốn/không thể chấp nhận việc đó, chẳng phải bạn đang cố chạy trốn khỏi thế giới thực, để tới với một cuộc sống mộng mơ do chính bạn dựng lên, nơi mà mọi thứ đều trọn vẹn và đúng với mong muốn của bạn sao? Hãy tỉnh lại đi! Bạn càng trì hoãn việc phải đối mặt với sự thực, bạn càng bị bế tắc, càng dậm chân tại chỗ, và mỗi ngày, bạn sẽ sống đi sống lại với nỗi đau của việc chia tay cho tới suốt phần đời còn lại của bạn.

  Không ai nợ ai.

Chắc hẳn trong một cuộc chia tay, những câu nói quen thuộc nhất được cất lên bao gồm: "Anh/cô đã từng hứa sẽ yêu tôi mãi mãi" hay "Tôi đã làm cho anh/cô bao nhiêu thứ vậy mà giờ anh/cô muốn chia tay sao?" hay những câu đại loại vậy. Chúng ta sẽ cùng mổ xẻ những phản ứng tâm lý này nhé. Hứa yêu mãi mãi: Một lần nữa, ai cũng nghe câu "Không có gì là mãi mãi". Vậy tại sao khi yêu, chúng ta vẫn nói những câu như vậy, và người nghe vẫn MUỐN TIN vào những câu như vậy, ngó lơ đi triết lý sống căn bản kia? Thứ nhất, khi mới yêu, các hoocmon hạnh phúc trong cơ thể chúng ta, dù nam hay nữ, gây ra sự hưng phấn nhất định, ghi đè lên bộ phận duy lý tính của bộ não. Mặt khác, khi nói ra những lời hứa như vậy, người nói THỰC SỰ muốn là như vậy – họ thực sự mong tình yêu đó là lâu dài, bởi trong mắt họ lúc đó, người yêu họ là đẹp nhất, và ai cũng muốn ở bên cạnh một người đẹp suốt phần đời của họ. Thứ hai, dù là người duy lý tính tới đâu, khi yêu ta cũng MUỐN NGHE và MUỐN TIN vào những lời hứa đó, dù ta có luôn nhắc bản thân mình rằng đừng hy vọng. Cả hai đều biết tình cảm là thứ không mãi mãi, vậy nhưng ta vẫn nói, và ta vẫn nghe, vẫn tin. Vậy sau chia tay, ta nên trách người đã nói những lời hứa – những lời mà khi nói, họ thực sự đặt hết niềm tin và hy vọng tại thời điểm nói, hay ta nên trách bản thân vì đã tin và đặt hy vọng vào một thứ mà khi ta còn tỉnh táo, ta biết rằng ta không nên tin và hy vọng vào? Câu trả lời đúng ở đây, là không trách ai cả, bởi đó là sự vô thường của cuộc sống. (Đọc lại phần trên) 

Anh/cô nợ tôi: 

Anh có thể lái xe cả chục km trong đêm tối để mua đồ ăn cho nàng. Nàng có thể ở cạnh anh chăm sóc cả tuần vì anh bị bệnh thủy đậu, dù biết mình chắc chắn sẽ bị lây. Nam giới và nữ giới có cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc khác nhau, nhưng tất cả những gì ta làm cho người yêu khi còn yêu nhau đều là tự nguyện. Không ai ép ai phải làm điều gì vì ai, và cũng không ai làm nhiều hơn cho ai. Bạn có thể cho rằng tôi tặng bạn 1 bông hoa, bạn tặng tôi 2 bông hoa tức là bạn làm cho tôi nhiều hơn, nhưng cả hai nên được tính bằng nhau – đều là cách thể hiện tình cảm của mỗi bên. Nếu bạn đủ khách quan và nhìn lại, tất cả những gì ta làm, những điều mà ta nghĩ ta làm vì người kia, suy cho cùng đều là vì bản thân ta: Ta làm điều đó vì TA nghĩ điều đó sẽ làm người kia vui, mà người kia vui thì TA vui. Nếu biết điều đó làm người kia buồn, thì TA buồn, vậy TA có làm điều đó không? Rõ ràng là không. Vậy, nếu biết mọi thứ ta trao cho người kia là tự nguyện, và là vì bản thân ta, vậy người kia có nợ ta điều gì không? Nếu ta tự nguyện yêu và tốt với người ta, mà ta nằng nặc muốn người kia phải đáp lại, vậy đó là tình yêu hay là một cuộc trao đổi?

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ