Lời chỉ trích phản ánh thế giới bên trong người nói nó ra.
>>> (?) Vậy có phải lời chỉ trích gay gắt, chứng tỏ thế giới của họ cũng gay gắt, nặng nề?
Đúng là thế! Nhưng còn một khía cạnh khác, điều có thể làm chúng ta tổn thương hẳn là bởi bên trong chúng ta có sẵn tổn thương.
Sự khó chịu tận sâu trong chúng ta lúc nhận lời phán xét không hoàn toàn do người ấy gây ra. Nó phải bắt nguồn từ đâu đấy ẩn giấu trong bạn. Đó là tình cảnh ở quá khứ mà mỗi lần gặp lại sự khó chịu trong bạn lại kích hoạt? Hay chính bạn có định kiến sẵn với người phán xét bạn?
>>> (?) Vậy làm sao để tìm ra vấn đề đấy và đuổi nó đi?
Nhìn vào bên trong mình. Người ta gọi là: hướng-nội. Đi vào tận thế giới ở trong mình để tìm ra điểm và điều ta đang vướng phải. Hướng nội, sự tĩnh lặng bên trong sẽ cho bạn nguồn sức mạnh, đó cũng là nội tâm, nội lực, định lực, một món quà vô giá mà mỗi người được ban tặng.
>>> (?) Ơ, tìm thứ gì đấy thì phải tìm ở ngoài chứ?! Sao lại tìm ở trong?
Giống như bạn bị chảy máu ở tim và rất đau. Việc cần làm là tìm chỗ chảy máu hay cái gai đâm ở trong tim làm máu chảy, không phải tìm hung thủ gây ra hay trách giận nó. Cái gai không có ở ngoài.
Cũng như vậy, trách giận và truy tìm hung thủ không làm lành vết thương. Tìm ở bên ngoài không giúp một người tìm ra lỗi lầm và giải quyết nó triệt để. Kết cục của điều này sẽ chỉ có giận dỗi, trách cứ. "Chui" vào trong, đào sâu vào tận gốc rễ tìm ra vấn đề và sửa chữa là hữu hiệu hơn cả. Có như thế, chúng ta mới sống vui vẻ và bớt ưu lo.
>>> (?) Xem chừng nhìn vào trong kiểu đó hơi khó. Nhìn vào trong như thế nào thì đúng?
Hãy tập cách đặt cho mình các câu hỏi:
- Tại sao mình cảm thấy không thoải mái với bình luận của anh/cô ấy?
- Tại sao mình thấy buồn bực về những gì anh ấy/cô ấy nói?
- Điều gì làm mình tủi thân như vậy?
- Có phải mình có gì đó rất đáng ghét không?
- Hay cô ấy mới là người có vấn đề?
- Làm thế nào để mình thoát khỏi tình trạng này?Chỉ bằng cách đi vào trong mình tìm vấn đề mới giúp bạn khép lại sự khó chịu chứ không phải chờ đợi sự thay đổi từ người khác hay lẽ công bằng nào.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Phi Hư CấuCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....