11 CÁCH ĐỂ VƯỢT QUA SỰ TRÌ HOÃN
Những mẹo đơn giản để dừng việc lười biếng lại.
Tất cả mọi người đều từng trì hoãn một việc gì đó vào một thời điểm nào đó trong đời(ví dụ như việc đáng nhẽ ra tôi phải gửi bài báo này từ ngày hôm qua...)
Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi tại sao bạn - hay những người khác – lại trì hoãn không? Trong khi một số xem nó (trong bản thân hoặc người khác) như sự lười biếng, có thể có một thứ khác khi chơi đùa. (???)
Trong tâm lý học, từ lâu mọi người đã cho rằng những người hay trì hoãn đều có một quan niệm sai lầm về thời gian- họ nghĩ rằng họ có nhiều thời gian để làm việc cần làm hơn thực tế. Trong một vài trường hợp thì điều này là đúng, nhưng với một số nghiên cứu gần đây người ta phát hiện ra rằng những người hay trì hoãn gặp khó khăn trong việc quản lý. Cụ thể, có vẻ như người ta thường đổ lỗi cho việc có ác cảm với nhiệm vụ - khi ta nhìn nhận công việc một cách khó chịu ("Rồi mọi chuyện sẽ trở nên khó khăn, nhàm chán, đau đớn..."), họ thường xuôi theo chiều hướng trì hoãn nó.Những người hay trì hoãn thường sẽ cố gắng né tránh đau khổ, nhưng cách làm này có thể sẽ làm cho ta khổ sở nhiều hơn trong thời gian dài về sau. Sự trì hoãn có thể làm gia tăng khả năng bị stress, gây ra các vấn đề về sức khỏe và làm suy giảm hiệu suất. Những người này thường có xu hướng gặp các vấn đề về giấc ngủ hơn và hay cảm thấy hối tiếc nhiều hơn nhóm người không phải người trì hoãn. Hơn nữa, sự trì hoãn cũng có thể cản trở bạn có những cảm giác tội lỗi, xấu hổ hoặc tự phê phán bản thân khi đã bỏ bê nhiệm vụ.
Nếu bạn muốn đấu tranh với sự trì hoãn của bản thân, hãy thử bất kỳ cách nào sau đây:
1. Loại bỏ sự sợ hãi
Một trong những lý do lớn nhất khiến mọi người trì hoãn chính là sự khiếp đảm, hoặc họ phải làm một việc gì đó quá lớn lao. Điều này có thể khiến cho ta cảm thấy quá khó khăn, chán nản, hoặc đau khổ để có thể hoàn thành được nhiệm vụ; căn bản là cách nhìn của ta với công việc đó sẽ là "không thể hoàn thành nổi".
Thực tế, công việc khó khăn, chán nản và những thách thức sẽ chẳng giết bạn được đâu- hay thậm chí là làm bạn bị bệnh đi chăng nữa. Sự trì hoãn, mặt khác, có liên quan tới stress- hãy nghĩ về việc bạn cảm thấy căng thẳng như thế nào khi bạn không gọi cú điện thoại mà bạn biết rằng bạn bắt buộc phải thực hiện. Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào lý do tại sao bạn lại phải hoàn thành công việc đó: "Phải, đây không phải là việc mình yêu thích, nhưng rồi mình sẽ vượt qua thôi."
2.Tập trung vào "lý do của bạn"
Các nhà hoạch định chính sách tập trung nhiều hơn vào những lợi ích ngắn hạn (tránh những căng thẳng liên quan đến công việc) chứ không phải những kết quả lâu dài (sự lo lắng nếu không làm việc, cũng như hậu quả nếu như bạn lảng tránh nhiệm vụ này). Thay vào đó, hãy thử tập trung vào "lý do tại sao" bạn lại làm nó: Có lợi gì khi ta hoàn thành nhiệm vụ?
Nếu bạn đã từng hoãn việc dọn sạch tủ quần áo, hãy tưởng tượng khi bản thân bước vào bên trong khi nó không còn lộn xộn nữa, và cảm giác đó tuyệt vời như thế nào. Và hãy xem xét về việc bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền nếu bán hàng trên eBay, hoặc những người có nhu cầu sẽ cảm thấy thế nào khi họ nhận được thứ mình muốn như một món quà.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
Non-FictionCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....