"Hoài nghi cảm xúc có liên quan đến sự thận trọng cao độ khi suy xét về bản năng, động lực, sự tin tưởng và niềm đam mê."
Kết quả của bất cứ quá trình tự xem xét bản thân nào đều có thể khiến ta tự thấu hiểu bản thân sâu sắc. Nhưng lạ thay, kết quả thực sự của việc này lại không hẳn là như thế. Ta khám phá tâm trí càng nhiều, thì lại càng nhận ra rằng những giọng nói nội tâm khiến ta rối bời hơn – và từ đó, ta sẽ biết được rằng mình đã đánh giá sai lầm về các sự việc và cảm xúc của chính mình như thế nào. Quá trình xem xét bản thân được đánh giá là thành công khi kết thúc với một sự thú nhận rằng ta biết quá ít về bản thân của mình. Đó là một nghịch lý hiển nhiên của Socrates: Tôi thông thái không phải vì tôi biết, mà bởi vì tôi biết rằng tôi không biết.
Thái độ phê bình đối với tâm trí của ta có một cái tên đặc biệt: Hoài nghi cảm xúc. Hoài nghi cảm xúc có liên quan đến sự thận trọng cao độ khi suy xét về bản năng, động lực, sự tin tưởng và niềm đam mê. Thái độ này không phải là thứ ta nên ghét bỏ và khinh miệt, ta nên nhận thức được rằng những thứ kể trên thay đổi dễ dàng ra sao và chúng cũng chẳng khó khăn gì để trở nên khác biệt so với những mối quan tâm đích thực của chính ta.
Bộ não của ta là loại công cụ vĩ đại, có thể tư duy, tổng hợp thông tin, ghi nhớ là tưởng tượng ở một quy mô và tốc độ khác thường. Nhưng chúng cũng là những cỗ máy không hoàn hảo, và sự không hoàn hảo này rất khó nhận thấy nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nó không hoàn hảo ở chỗ không thể thông báo về tình trạng của nó cho ta được biết, và vì vậy ta có quá ít thông tin về việc làm thế nào để bảo vệ những cơ thế tâm thần của chính mình. Phần lớn sự không hoàn hảo của bộ não có thể được quy cho cách mà loại công cụ này tiến hóa qua hàng triệu năm. Có nghĩa là ta phải đối mặt với những mối đe dọa tiềm tàng mà một vài trong số những mối đe dọa đó đã không còn tồn tại trong thời đại này, và đồng thời, bộ não của ta không có cơ hội để phát triển những cơ chế phản hồi đầy đủ với vô số những chông gai trong xã hội phức tạp thời nay. Ta nên cảm thấy buồn lòng trong tình huống này và thương xót cho bản thân mình. Nhưng ta vẫn có cách giải quyết.
Đây là vài điều ta cần biết để trông chừng bộ não khiếm khuyết của mình:
– Bộ não bị ảnh hưởng bởi cơ thể theo cách mà nó không nhận ra:
Bộ não cực kỳ tệ trong việc thấu hiểu tại sao nó lại có những suy nghĩ và ý tưởng nhất định. Nó luôn có xu hướng quy những thứ đó cho những điều kiện duy lý, khách quan của thế giới, hơn là việc nhận ra rằng chúng xuất phát từ tác động của cơ thể lên các quá trình tư duy. Nó không chú ý đến sự thật rằng mức độ nghỉ ngơi, lượng đường, hormone và các yếu tố sinh lý khác đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành các ý tưởng. Bộ não liên hệ chặt chẽ với các hoạt động và tình trạng cơ thể, những thứ cơ bản đều là về khía cạnh sinh lý. Vì vậy, ta có cảm giác rằng đây chắc chắn là câu trả lời phù hợp chứ chẳng nghĩ đến những phương án khác, chẳng hạn như ta sẽ quyết định ly hôn, bỏ việc, chứ chẳng nghĩ đến việc cần phải nghỉ ngơi hoặc ăn thứ gì đó để tăng lượng đường huyết.
Sự chán nản có thể là một tác nhân mạnh mẽ khác, một cách thầm lặng và vô hình khiến nhận định của ta sai lệch. Friedrich Nietzsche, một người theo chủ nghĩa hoài nghi, sống vào thế kỷ 19, đã nhấn mạnh: "Khi ta mệt mỏi, ta bị tấn công bởi những suy nghĩ mà ta đã chế ngự được từ lâu" – nếu nghĩ về câu nói này thật kỹ càng, ta thấy rằng ta hiếm khi dừng lại để nhận định rằng có hẳn là sự mệt mỏi tác động lên quan điểm của ta hơn là những sự thật khách quan của thế giới, và không những hiếm, điều này lại còn phản trực giác của bản thân. Ta lập tức kết luận một các quả quyết rằng ta mang một mối hận thù đối với loài người, chứ không đếm xỉa đến việc ta cần đánh một giấc để đầu óc tỉnh táo trở lại.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
غير روائيCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....