VÌ SAO CHÚNG TA THÍCH TÂM SỰ VỚI NGƯỜI LẠ? (Edward + Elon)
Nhu cầu tâm sự với người lạ là một điều nhiều người tưởng như vô lý và mâu thuẫn nhưng lại là một sự thật hiển nhiên. Lẽ ra, người lạ phải là người mà chúng ta không thể nói chuyện, chia sẻ, nhất là những chuyện riêng tư. Thế nhưng, vì sao đôi khi ta vẫn cảm thấy có những nỗi lòng mà mình không dễ dàng để chia sẻ với người thân quen. Thậm chí, có những khi ta còn cảm thấy không thể tìm được một người nào đủ hiểu mình để có thể lắng nghe, dù chỉ là những chuyện nhỏ nhất.
Trong showbiz Việt, có hai ca khúc không cùng tác giả, chẳng cùng ca sĩ nhưng cùng nổi tiếng đó chính là "Tâm sự với người lạ" và "Người lạ ơi". Có thể người ta thích nghe vì ca từ, vì âm nhạc, vì phong cách thể hiện. Nhưng ở góc độ tâm lý, nếu để ý bạn sẽ thấy cả hai ca khúc này có chung một yếu tố, đó chính là yếu tố "người lạ". Chính yếu tố "người lạ" này đã làm cho nhiều người nghe cảm nhận được hình ảnh của bản thân mình, câu chuyện của mình ở trong đó. Lý do là bởi vì, có ai mà chưa từng cô đơn, có ai mà chưa từng trải qua những lúc có những nỗi niềm nhưng không tìm được một ai đó để chia sẻ, khi đó chúng ta vừa muốn, vừa không muốn tìm đến một nhân tố mang tên "người lạ".
CHÚNG TA KHÔNG SINH RA ĐỂ TÂM SỰ VỚI NGƯỜI LẠ
Nếu như bạn nói ngay từ khi sinh ra chúng ta đã muốn tâm sự với người lạ thì điều đó không đúng. Nếu không tin, bạn cứ thử đi tâm sự với những em bé còn nhỏ, bạn hỏi han, nói chuyện, yêu cầu được ôm ấp xem có đứa trẻ xa lạ nào đồng ý với bạn không thì bạn sẽ biết. Khi thấy một người lạ, theo phản xạ tự nhiên bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ phản kháng, chẳng hạn la hét, khóc lóc và nó sẽ đi tìm đến điểm tựa an toàn của nó, mà thông thường khi đó là cha mẹ. Như vậy, chúng ta sinh ra không phải có sẵn nhu cầu tâm sự với người lạ, thay vào đó chúng ta luôn luôn có nhu cầu được CẢM THẤY AN TOÀN. Và nhu cầu tâm lý được cảm thấy an toàn là một nhu cầu bản năng của con người, chúng ta có nó từ khi sinh ra và sẽ kéo theo nó cả khi lớn lên.
Như vậy, nếu bạn hiểu từ góc độ này, thì bạn sẽ dần hiểu ra được rằng khi chúng ta lớn lên, mạng lưới quan hệ của chúng ta hình thành, chúng ta có những người thân quen, và lý do mà chúng ta không sẵn sàng tâm sự một số chuyện khó nói với người quen là bởi vì có thể người đó, hoặc trong hoàn cảnh nào đó, một vấn đề nào đó không đủ làm cho chúng ta cảm thấy an toàn khi mở lòng ra chia sẻ. Nếu vậy thì "người lạ" có yếu tố gì khiến chúng ta lại cảm thấy an toàn? Phần tiếp theo dưới đây sẽ giải thích điều đó, tuy nhiên phải nhấn mạnh thêm rằng "người lạ" có thể giúp chúng ta an toàn nhưng chỉ là sự an toàn nhất thời chứ không phải là an toàn mãi mãi.
KHI NGƯỜI QUEN BỖNG TRỞ NÊN XA LẠ
Có một thực tế, dù bạn công nhận hay bạn không công nhận thì nó vẫn là sự thật, đó chính là con người chúng ta không có ai hoàn hảo. Ai cũng có những điểm tốt hoặc điểm mạnh và ai cũng có những điểm xấu hoặc điểm yếu. Khi chúng ta là người lạ, chúng ta không dễ hoặc rất khó nhìn thấy điểm xấu hoặc điểm yếu của nhau. Lý do đơn giản là vì chúng ta chưa đủ an toàn để bộc lộ ra và cũng chưa có nhiều thời gian để quan sát và hiểu nhau. Ngược lại, khi chúng ta quen nhau nhiều hơn, gắn bó nhau hơn, hiểu nhau hơn, sống với nhau nhiều hơn thì dần dần chúng ta càng nhìn được nhiều điểm xấu hoặc điểm yếu của nhau. Có những điểm yếu hoặc điểm xấu thuộc về tính cách và bản năng, cho nên bạn không thể kì vọng một ai đó không bao giờ có điểm yếu hoặc điểm xấu nào. Đó là điều không thể.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tâm lí học tổng hợp
SachbücherCác bài viết về tâm lí học được tổng hợp từ Oopsy, WhyPsychology, Tâm lí học ứng dụng,....