143. VÌ SAO NHIỀU NGƯỜI KHÔNG THỂ ĐỨNG LÊN SAU THẤT BẠI?

77 8 0
                                    

Người ta thường nói "Ngã ở đâu, đứng lên ở đó", tuy nhiên thực tế cuộc sống nhiều khi không như vậy. Chắc hẳn mỗi người trong số chúng ta đều không ít lần bắt gặp hình ảnh có những người họ không thể đứng lên được sau thất bại. Bài này sẽ đưa ra góc nhìn tâm lý để giải thích về hiện tượng này xoay quanh một khái niệm tâm lý có tên là Psychological Identity (tạm dịch là bản sắc tâm lý hay bản sắc cá nhân).

Psychological Identity thường được nhắc đến như những tính cách, niềm tin, giá trị làm nên bản sắc cá nhân của mỗi người. Tuy nhiên, với những nỗi đau quá lớn, việc tìm lại chính mình là một thách thức, bởi chúng thường tạo ra sự ám ảnh nhất định về điều mình đã trải qua, đây là điều mà những chuyên gia tâm lý gọi là hội chứng đánh mất bản sắc cá nhân (psychological identity), hay gọi một cách dễ hiểu là đánh mất chính mình. Hội chứng được mô tả là khi một nỗi đau có thể khiến chúng ta đột nhiên cảm thấy mình vô giá trị, cảm thấy tất cả sự tự tin và hạnh phúc của mình như mất hết, khiến chúng ta rơi vào trạng thái tuyệt vọng.

Câu chuyện kể về một người đàn ông thành đạt trong xã hội ngay từ khi tuổi đời còn khá trẻ, anh ta là một chủ doanh nghiệp lớn, có thu nhập cao, một người vợ xinh đẹp và đưa con sắp chào đời. Mọi thứ đều thật tuyệt vời. Anh ta cảm thấy mình đang thực sự sống một cuộc sống ý nghĩa, một cuộc đời hạnh phúc, có tất cả mọi thứ. Nhìn vào, ai ai cũng cảm nhận anh ta là một người cực kỳ tự tin, sự tự tin ấy phủ khắp mọi nơi mà anh ta xuất hiện. Cho đến một ngày, anh ta chợt nhận một tin sốc, rằng vợ của anh ta quyết định sẽ chia tay. Người đàn ông ấy bị sốc nặng, mọi thứ như sụp đổ ngay tức khắc. Ngay sau khi biết tin ấy, anh ta cảm thấy mình như một kẻ vô giá trị, rằng mình là một kẻ thất bại hoàn toàn. Thời gian sau đó, anh ta vẫn không đủ can đảm để đối mặt với nỗi đau của mình. Sự tự ti, nỗi tuyệt vọng và cả sự tức giận bao trùm lên toàn cuộc sống của anh. Khi gặp mọi người, người ta không còn thấy được nét mặt rạng ngời, đầy năng lượng trên khuôn mặt ấy. Công việc của anh ta cũng tụt dốc không phanh, anh ta sa đà vào những trận nghiện rượu, những cuộc vui chơi vô bổ, những thói xấu chưa từng thử. Không một ai có thể tin rằng, anh ta có thể trở thành một con người khác hoàn toàn như thế.

Câu chuyện trên là một ví dụ điển hình trong xã hội. Có rất nhiều người, họ trải qua những cú sốc khác nhau, đó có thể là một thất bại trong một cuộc thi, một cuộc khủng hoảng kinh tế, một mối quan hệ đổ nát, mất đi một người thân, mất việc,... những thứ có thể gọi là một cú sốc tâm lý. Vậy điều gì khiến một cú sốc lớn trong đời lại khiến họ đánh mất chính mình?

SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG BẢN SẮC CÁ NHÂN

Thông thường, nếu bạn được hỏi một câu hỏi rằng "Bạn là ai?", bạn sẽ trả lời như nào? Câu trả lời của bạn sẽ nói lên cách bạn nhận định bản thân mình, hay nói cách khác đó có thể là bản sắc cá nhân của bạn. Chắc hẳn bạn sẽ thấy có những cách nhận định bản thân sau khá quen thuộc.

Cách 1: Nhận định bản thân với một người. Đây là cách khá phổ biến khi bạn hỏi một đứa trẻ rằng cháu là ai, em bé ấy sẽ nói rằng cháu là con của bố cháu, con của mẹ cháu. Người ta thường nói "Children see, children do", tức trẻ em là bản sao những gì chúng nhìn thấy từ cha mẹ, ông bà - những người mà chúng được tiếp xúc nhiều nhất và ảnh hưởng nhiều nhất. Trong mắt trẻ em, thì bố mẹ luôn là hình mẫu

Tâm lí học tổng hợpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ