"Nhị hoàng tử" hay "Nhị hoàng tử của vương triều Wu" là những tên gọi duy nhất mà sử sách có thể nhắc đến vị hoàng tử này và gần như chúng ta cũng chẳng có một chút thông tin nào về con người liên quan đến tên gọi ngoài những cách gọi nguyền rủa cực kì nặng nề.Thật sự sử sách chỉ ghi lại phần lớn các việc rất tàn nhẫn do người này chỉ dẫn đó là việc thực hiện các thí nghiệm ma thuật rất kinh tởm trên con người cũng như diệt chủng gần như toàn bộ hoàng tộc và người dân trong Kinh Đô.Những gì chúng tôi sẽ viết sau đây không nhầm mục đích gợi lên bất cứ những giá trị đáng thông cảm hay lật ngược vấn đề nào về vị hoàng tử của triều đại Ưu mà chỉ nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn rõ ràng về cuộc đời của vị hoàng tử này.
Chúng ta biết Nhị Hoàng Tử sinh năm 579 và mất năm 610 trong cuộc khởi nghĩa của Thập Công Chúa.Vào thời điểm được tìm thấy,người binh sĩ chỉ miêu tả một kẻ thật báng bổ ngồi trên ngai vàng với một hốc mắt trống rỗng và bên mắt còn lại có nhãn cầu lộn ngược vào trong tạo thành màu trắng đục rất ghê rợn.Cơ thể của vị hoàng tử chỉ còn một mảnh mảnh da mỏng bọc một mẩu xương khô khốc.Các khám nghiệm cho thấy vị hoàng tử đã suy nhược hầu hết các cơ quan trong vòng hai năm trước khi chết ngoại trừ bộ não-gần như hư hại nghiêm trọng chẳng khác nào một cái động cơ sụp đổ do xử lí một khối lượng thông tin khổng lồ.Vị hoàng tử đã phải kéo dài sự sống thông qua truyền dẫn thức ăn lỏng trực tiếp thông qua các ống dẫn sau ngai vàng dẫn thẳng vào ruột non.Các tứ chi thậm chí đã được đánh giá là mất khả năng di chuyển hoàn toàn từ bốn năm trước đó.
Nhị hoàng tử lúc ban đầu được miêu tả là một người trông khá là thư sinh,thân hình mảnh khảnh nhưng đôi mắt lại cực kì thâm hiểm.Mỗi ánh nhìn của vị hoàng tử được miêu tả là như một con sói săn mồi,mở trừng trừng nhìn thẳng vào đối phương.Phần lớn người khác không muốn nhìn vào đôi mắt ấy,nhưng riêng Thập Công Chúa lại dám nhìn trực diện và thậm chí đôi lúc liếc xéo cái ánh nhìn ấy.Nhưng thời điểm đó hai người thật sự không có mâu thuẫn quá lớn gì cho cam.Nhưng tất nhiên mọi người vẫn thấy rõ rằng Thập Công Chúa Yue và Nhị Hoàng Tử không hề ưa nhau lấy một chút nào.
Mặc dù bị mọi người kinh sợ nhưng theo những gì người ta bàn luận thì Nhị Hoàng Tử thật sự có tài.Hắn là một trong số ít người có khả năng vận dụng ma thuật rất thành thạo và có thể nói là ma pháp sư thứ nhì của Long Chi Quốc chỉ sau Điêu Thuyền.Nhị Hoàng Tử vốn đã rất tích cực trong việc đề xuất việc ứng dụng ma thuật vào đời sống.Thậm chí rất nhiều các tư liệu thực tế do Nhị Hoàng Tử phái người đi tới những nơi như Đế Quốc Norman và Tân Liên Hiệp để xem xét về cải cách công nghệ lẫn ma thuật.Nhưng Nhị Hoàng Tử thật sự đã quá ưa chuộng ma thuật đến nỗi lầm lỡ.Thật sự khi xem xét lại,các việc sử dụng ma thuật có thể bao gồm cả việc gia tăng năng suất nông nghiếp,khai thác các mỏ hay rèn đúc vũ khí đều hoàn toàn hiệu quả.
Nhưng Hoàng Đế Wu và các đại thần chỉ tin cậy vào khả năng của Long Thuật,một năng lượng ma thuật rất thô,mặc dù cực kì dễ dùng nhưng phần lớn vẫn tiêu hao sức người.Nhưng không có nghĩa không có người ủng hộ Nhị Hoàng Tử,họ đã thật sự đi ra các nước ngoại quốc để tìm hiểu về ma thuật và đã thành công sử dụng nó.Lúc này những con người đó đã tập hợp lại thành một hội nhóm cố gắng thuvwj hiện cải cách đất nước và tất nhiên Nhị Hoàng Tử là đầu tàu.Đáng tiếc rằng tất cả những chiến thuật đấu tranh của Nhị Hoang Tử quá có vấn đề khi âp dụng những phương pháp ma thuật lên chính những người khác và ép buộc họ nghe theo hoặc khiến họ bị thương tật dẫn đến việc chính Hoàng Gia phải thành lập riêng một đầu não nằm trung gian quản lí các làng do chính Điêu Thuyền và Lữ Bố quản lí vì thật sự Hoàng Tộc đã hoàn toàn mất đi tín nhiệm.
Các quan đại thần lẫn Hoàng Đế đều đổ toàn bộ tội lỗi lên Nhị Hoàng Tử,họ bãi bỏ các thử nghiệm và điều tích cực,chối từ các việc cải thiện ma thuật để tránh khỏi sai sót.Mặc dù chính Điêu Thuyền cũng đã hướng người dân đến mặt tích cực vủa ma thuật và được rất nhiều sự đồng ý thì các triều thần vẫn có một quyết định duy nhất.Nghiêm cấm ma thuật hoàn toàn.Nhị Hoàng Tử thật sự phẫn nộ,trong một phiên triều,hắn đã lên tiếng mạt sát vua cha,cho rằng hoàng tộc và triều thần là lũ hèn nhát chỉ biết bám víu vào danh tiếng vô nghĩa.Sau sự kiện ấy thì Nhị Hoàng Tử đã gần như bị ruồng rẫy và trở thành cái gai trong mắt của Hoàng gia dẫn đến vô số các cuộc ám sát xảu ra.
Nhưng sai lầm chí tử của hoàng tộc là không thể kết liễu hắn.Dẫn đến Nhị Hoàng Tử đã nhân cơ hội Điêu Thuyền và Lữ Bố rời đi liền cấu kết với một tên pháp sư ngoại bang tà đạo.Những sử gia vẫn chẳng hề biết nội dung rõ ràng của giao kèo này,chỉ biết rằng hậu quả của nó là hàng nghìn sinh mạng đã bị tra tấn và tước đoạt một cách trắng trợn và Nhị Hoàng Tử đã bị tẩy chay từ những người cùng chung chí hướng,trong đó nổi tiếng nhất là Hoạ Tàng Kiếm Yan.Gần như toàn bộ các triều thần và hoàng tộc cũng đã bị tiêu diệt ngoại trừ Thập Công Chúa.Cùng với đó,Kinh Đô xảy ra những sự kiện cực kì suy đồi về đạo đức và những hiện tượng quỷ dị đến nỗi thứ tà khí của nó đã thu hút cả sự chú ý của Tháp Quang Minh.Và cuối cùng thì chúng ta cũng biết cái kết của nó.
Thật sự mà nói thì chúng ta không chắc chắn được Nhị Hoàng Tử có thật sự muốn ứng dụng ma thuật vì mục đích cho quốc gia hay không,hay đơn giản là muốn chứng tỏ phần thiên phú về ma thuật của chính bản thân.Chúng ta dù sao cũng phải đồng ý rằng việc đề xuất sử dụng ma thuật là cực kì hợp lí cũng như thật sự nâng tầm Long Chi Quốc.Nhưng đáng tiếc rằng Nhị Hoàng Tử cuối cùng đã mắc sai lầm vì sự nóng vội và bảo thủ của bản thân về ma thuật đến nỗi đẩy cả Long Chi Quốc gần đến bờ vực tận diệt do ma thuật hắc ám gây ra.
Hồi Danh
End