Bình Nguyên Afata nằm lặng lẽ ở trung tâm phía Đông của Thụ Thần.Một vùng đồng cỏ rộng đến độ người ta đứng từ cánh rừng tiếp giáp nhìn ra sẽ có cảm giác của một con người nhìn từ bờ cát trông ra biển lớn.Ở đấy,những gợn cỏ lắc lư thay cho những dợn sóng với không vó một bóng cây che-một yếu tố làm cho bề rộng ấy trở nên thêm vô bờ bến.Nơi đó,mưa rơi xuống thì chỉ có những căn nhà lưa thưa là nơi duy nhất cho những con người đi quá xa về phần Đông có thể trú tạm.Vài trăm căn nhà nhỏ của bộ lạc Khán Nguyệt nếu nhìn từ cao xuống trông như một đốm tròn nho nhỏ giữa một tấm vải lụa xanh bằng phẳng đến lạc lõng.Nhưng hôm nay,quanh những căn nhà ấy bắt đầu được dựng lên những cột đá cao tới vài chục mét.Những cột đá này từ đâu?Nơi chúng ở là những vết lõm sâu cả thước xuống cách ngôi làng của bộ tộc vài trăm mét về phía Tây,nó là những cột trụ vuông vức tầm mười một cột,trên cột khắc một kiểu chữ có sự kết hợp bởi các đường thẳng được gặp lại tạo thành các hình thù khác nhau được bao quanh bởi một vòng tròn hoặc vòng khuyết trên,dưới,trái và phải.Những cột trụ được dựng thẳng đứng lên tại một nơi khác cách ngôi làng đúng một cây số về phía Đông.Kiến trúc ấy tạo thành hình trông như một con mắt đang mở hé.
Khi mặt trăng chỉ vừa nhú lên tại đầu đối diện của ánh đỏ hoàng hôn,mỗi nhà sẽ bưng ra một mâm trái cây.Việc trồng trọt của bộ tộc này là một sự kết hợp tinh tế và hài hước của tín ngưỡng và ma thuật.Ở rừng cây tiếp giáp có một loại cây có thể hấp thu và toả ra ánh sáng của mặt trời vào ban đêm,đây là loại thực vật mang nét sáng tạo tuyệt vời của tự nhiên khi chúng có thể giúp các cây bên dưới vươn cao lên khi thiếu nắng.Người của bộ tộc mang loại cây ấy về.Họ đào một cái hào rỗng nằm dưới đất chưa đến nửa mét,hay đúng hơn là một cái vườn nằm dưới lồng đất.Họ đan loại cây trên lại thành một tấm lưới bền vững ở trên trong khi lớp đất phía dưới họ gieo hạt.Với địa thế không cây chắn và chỉ cần phủ một lớp đất mỏng chỉ dùng để chi ánh sáng từ gỗ,họ hoàn toàn có thể tạo nên một khu vườn dưới đất.Tư tế của mặt trăng sau đó sẽ tạo ra một viên đá từ ma thuật của ánh trăng nhằm phản chiếu sự sinh trưởng của cây trồng lên mặt đất,vừa tiêu diệt sâu bọ và chuyển hoá chúng thành dinh dưỡng cộng thêm.Và cứ mỗi khi gần đến bình minh,họ vén đất lên để loài cây tiếp tục hấp thụ ánh sáng mặt trời,nên nhớ là phần ván gỗ kín đến nỗi một hạt đất cũng chẳng thể rơi xuống,cũng như một chút sáng cũng không thể lọt qua,vì chúng sẽ làm viên đá mặt trăng mất đi hiệu nghiệm.
Những mâm trái cây ấy được bầy thành hình bán nguyệt,nhưng chỉ có hoa quả,vì rau cải hay thịt thú đi săn đều là món ăn hàng ngày được người thường dùng nên họ không dân vào dịp lễ.Trái cây thì họ cất trong một tủ ma thuật nên khi lấy ra,chúng mọng và dày cuôi từng thịt quả và vị thì ngon ngọt khỏi bàn.Đêm nay trái cây rất nhiều,vì họ dùng phần lớn để tiếp đãi những vị khách Gấu Trúc từ phương xa đến,những vị khách háu ăn đến nỗi ăn đến gần như ba bốn mảnh vườn của họ tích góp mỗi dịp.Phần sính lễ còn lại được chất trong những chiếc mâm được kết từ đá mặt trăng phát sáng,làm những viên sỏi gần đó hoá thành pha lê.Khác với những lễ hội của nhân loại,ma tộc và thần tộc,những lễ hội ở Rừng Nguyên Sinh ít cần đến lửa,lửa chỉ dùng cho nấu ăn và họ thường dùng những chỗ đất ít cỏ nhất để nấu.Những bộ tộc ở Rừng Nguyên Sinh dùng các loại ma thuật để tạo ra dáng hình của ngọn lửa,còn với bộ tộc Tín Nguyệt,họ đem những viên đá mặt trăng khác gộp lại thành một khối tinh thạch hình bán nguyệt nằm cạnh một vòm trăng tròn vành vạnh khớp lại đến lạ kì,càng tuyệt mĩ hơn khi hai dáng tượng ấy lại còn lơ lửng trên nền cỏ sau mưa làm những hạt nước trên lá cũng y hệt nhưng viên sỏi chỉ có điều nhỏ hơn nhưng hằng hà sa số.Buổi tiệc ấy tựa như một bản thiết kế đại tài của vô tình và hứu ý với tâm điểm là thứ ánh sáng bạc nhẹ nhàng như không kém phần linh lung.
Hàng trăm con người đi từ nhà ra,họ đeo khắn trắng quanh mắt suốt từ bình minh,và tháo ra khi đêm đã sập cửa im lìm.Bọn họ cất tiếng hát ca ngợi mặt trăng,từ vẻ đẹp đến công ơn,thậm chí có người đã rơi lệ vì quá xúc động.Rồi mỗi người cất một tiếng hát khác nhau sau dàn đồng thanh,mỗi tiếng ca khác biệt như sâu sắc và tha thiết.Những người khách lắng nghe từng âm chữ,từ âm cao vút của đứa trẻ đến tông giọng khàn khàn của người già như nức nở.Những vị khách háu ăn ráng nuốt cho nhanh để kịp nghe và ai đã nhai xong thì cũng ngừng tay đưa và hàm nhai để tưởng thức một sân khấu sống động của đức tin.Khi mặt trăng lên tới đỉnh trời,song song với đôi mắt bằng đá,thứ ánh sáng chiếu xuống làm con mắt kia phát lên như thật sự trông thấy,lúc này,mọi người nhắm mắt lại,họ nhìn qua mắt mà mặt trăng ban tặng.Tư tế của mặt trăng đứng ở đó từ thuở nào,trăng phục là chiếc áo bó ngực và tà váy dài đến tận chân như gần trong suốt và chỉ có chút mờ của nét trắng.Lindis trong trang phúc ấy,đội chiếc vương miện trăng khuyết cũng trắng tinh,làn da của nàng lấp lánh dưới màn bạc của giấc mộng.
Những vị khách trước đó cũng như toàn khu rừng đã được báo tin về vị hôn thê của Nữ Hoàng nên nhắm mắt lại,chỉ dám nghe tiếng hát khe khẽ như gió thoảng của bộ tộc.Còn Tel'annas nhẹ nhàng bước vào chung với Lindis,đôi mắt ấy bỗng phủ một lớp sướng màu tím pha bạc,che đi toàn bộ những gì bên trong.
End