39-40

1.5K 3 1
                                    

KẾ VIỄN GIAO CẬN CÔNG CỦA PHẠM THƯ

Lạn Tương Như và Liêm Pha đồng tâm hiệp lực bảo vệ nước Triệu, quả nhiên nước Tần không dám xâm phạm Triệu nữa. Nhưng Tần lại chiếm được nhiều đất đai của Sở và Ngụy. Lúc đó, thực quyền của nước Tần nằm trong tay thái hậu và người anh em của bà là Nhương hầu Ngụy Nhiễm.

Năm 270 TCN Nhương hầu cử quân đi đánh nước Tề. Chính vào lúc đó, Tần Chiêu Tương Vương nhận được một bức thư, kí tên là Trương Lộc, nói có việc quan trọng xin vào yết kiến. Trương Lộc nguyên là người nước Ngụy, tên là Phạm Thư, vốn là môn khách của Tu Giả, đại phu nước Ngụy. Có lần, Tu Giả đem theo Phạm Thư đi sứ nước Tề. Tề Tương Vương nghe nói Phạm thư rất có tài, ngầm cử người đến gặp Phạm Thư, tặng lễ vật rất hậu, Phạm Thư kiên quyết chối từ. Vì việc đó, Tu Giả nghi ngờ Phạm Thư tư thông với Tề. Khi về đến Ngụy, liền cáo giác với tướng quốc Ngụy Tề. Ngụy Tề dùng hình phạt nặng nề để tra khảo, đánh Phạm Thư đến tơi tả, gãy mấy cái xương và rụng hai răng cửa. Cuối cùng Ngụy Tề sai người bó Phạm Thư vào một chiếc chiếu, vứt ra nhà xí. Tới đêm khuya, Phạm Thư tỉnh lại, thấy một lính gác đứng canh, liền khẩn cầu anh ta giúp đỡ. Người lính đó lẻn thả Phạm Thư ra và báo với Ngụy Tề rằng Phạm thư đã chết.

Sợ Ngụy Tề truy bắt, Phạm Thư thay đổi tên họ thành Trương Lộc. Lúc đó vừa đúng dịp có sứ giả củaTần sang Ngụy. Phạm Thư lẻn gặp sứ giả, xin mang mình về Tần. Phạm Thư đến nước Tần, dâng thư lên Tần Chiêu Tương Vương. Tần Vương hẹn ngày tiếp ông ở Ly cung. Đến ngày đi gặp, Phạm Thư gặp Tần Chiêu Tương Vương đang đi xe trên đường tới Ly cung. Phạm Thư cố tình làm ra vẻ không biết Tần Chiêu Tương Vương, không tránh ra bên đường.

Quân hầu lớn tiếng la hét: "Đại vương tới!".

Phạm Thư cười nhạt, nói: "Cái gì, nước Tần còn có đại vương sao?"

Đang lúc cãi cọ thì Tần Chiêu Tương Vương tới, thấy Phạm Thư còn đang lớn tiếng: "Tôi chỉ nghe nước Tần có Thái hậu và Nhương hầu, chứ làm gì có đại vương nào?"

Câu nói chọc đúng vào nỗi niềm tâm sự của Tần Vương. Ông ta vội mời Phạm Thư tới Ly cung, đuổi tả hữu ra ngoài, một mình tiếp Phạm Thư. Tần Chiêu Tương Vương nói: "Ta thành khẩn xin tiên sinh chỉ giáo. Bất kể là liên quan đến ai, trên từ Thái hậu, dưới tới bách quan trong triều. xin tiên sinh cứ nói thẳng".

Phạm Thư được lời, liền bắt đầu trình bày ý kiến của mình: "Nước Tần đất rộng người đông, sĩ tốt dũng mãnh. Việc thống trị chư hầu không mấy khó khăn. Thế mà 15 năm nay không thu hoạch được thành tựu gì. Điều đó không thể nói là tướng quốc (tức Nhương hầu) không hết lòng làm việc, mà do đại vương cũng có chỗ thất sách"

Tần Vương liền vội hỏi: "Tiên sinh nói ta thất sách ở chỗ nào?"

Phạm Thư nói: "Nước Tề cách nước Tần rất xa, ở giữa còn có nước Hàn và nước Ngụy, đại vương đem quân đi đánh Tề, giả thử đánh bại được Tề một cách thuận lợi, thì cũng không có cách gì nối liền Tề với Tần. Tôi trộm nghĩ thay cho đại vương, biện pháp tốt nhất là viễn giao cận công (giao hảo với nước ở xa, đánh nước ở gần), đối với nước Tề ở xa nên tạm thời giao thiệp bình thường, và trước hết nên đánh chiếm những nước lân cận, như vậy thì có thể mở rộng được đất đai của Tần, chiếm được một tấc là của ta một tấc, chiếm được một thước là của ta một thước. Cứ dần dần như thế, mà thôn tính hai nước Hàn, Ngụy. Đến lúc đó thì nước Tề cũng không thể giữ được nữa".

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ