XUNG THIÊN ĐẠI TƯỚNG QUÂN HOÀNG SÀO

654 5 0
                                    

Cuối triều Đường, qua hỗn chiến phiên trấn, hoạn quan chuyên quyền và các quan trong triều chia bè phái, đấu tranh kèn cựa nhau, nên triều chính hết sức hỗn loạn. Đường Tuyên Tông có thể được coi là 1 hoàng đế tương đối sáng suốt, nhưng cũng không thể xoay chuyển được cục diện. Sau khi Đường Tuyên Tông mất, 2 hoàng đế lần lượt kế vị là Đường Ý Tông Lý Thôi (làm vua từ 860-874) đều say mê hoan lạc, chìm đắm trong cuộc sống xa hoa thối nát tới cùng cực. Hoàng thất, quan liêu, địa chủ tăng cường bóc lột nông dân, thuế má ngày càng nặng, lại thêm thiên tai liên tiếp; nông dân phá sản, lưu tán khắp nơi. Nhiều người không chịu nổi cảnh bị bóc lột tàn tệ, liền tổ chức nhau lại vùng lên phản kháng.

Năm Đường Ý Tông lên ngôi (860), ở vùng Triết Đông nổ ra cuộc khởi nghĩa, từ 100 người phát triển tới 3 vạn, duy trì cuộc chiến đấu suốt 8 tháng, làm rung động cả Việt Châu (trị sở ở Thiệu Hưng, Triết Giang ngày nay). 8 năm sau, 800 binh sĩ đồn trú tại Quế Lâm, vốn đại đa số có quê quán ở Từ Châu, vì đã hết hạn mà quan trên không cho về, liền giết luôn kẻ chỉ huy, cử Bàng Huân làm thủ lĩnh, phát động khởi nghĩa. Họ từ Quế Lâm tiến quân lên phía bắc, tiến về quê hương. Dọc đường tiến quân và vùng quanh Từ Châu, nông dân rầm rộ hưởng ứng. Khi tới Từ Châu, đội ngũ đã phát triển tới 20 vạn quân. Hai cuộc khởi nghĩa trên đều bị quân triều đình đè bẹp, nhưng tinh thần phản kháng của nông dân ngày càng cao, qui mô của những cuộc khởi nghĩa sau này cũng ngày càng lớn. Cuối triều Đường, muối bị đánh thuế rất nặng, thương nhân lại đầu cơ nâng cao giá, nên nông dân không có muối ăn, nhiều người phải ăn nhạt. Nhiều nông dân nghèo phải bỏ việc canh tác vì thuế má nặng, đi làm nghề buôn bán muối để kiếm tiền. Nhưng làm nghề buôn bán muối cũng rất nguy hiểm, phải có nhiều người cùng làm để bênh vực nhau. Do đó, dần dần hình thành rất nhiều đoàn buôn bán muối. Trong số đó, có 1 số thủ lĩnh sau này sẽ trở thành thủ lĩnh khởi nghĩa nông dân.

Năm 874, cũng tức là năm Đường Hy Tông lên ngôi, ở Bộc Châu (trị sở ở huyện Phạm, Hà Nam ngày nay) có 1 thủ lĩnh dân buôn muối là Vương Tiên Chi tụ tập mấy ngàn nông dân nổi lên khởi nghĩa ở Trường Đản (thuộc Hà Nam ngày nay). Vương Tiên Chi tự xưng là Thiên bổ bình quân đại tướng quân, tuyên cáo vạch trần tội ác của quan lại triều đình tạo nên cảnh chênh lệch giàu nghèo quá đáng. Lời tuyên cáo nhanh chóng được nông dân nghèo khổ hưởng ứng. Không lâu sau, ở Oan Cư (nay ở phía bắc huyện Tào, Sơn Đông), 1 người buôn muối tại địa phương là Hoàng Sào cũng khởi binh hưởng ứng. 

Hoàng Sào từ nhỏ được học hành, lại biết cưỡi ngựa bắn cung. Ông từng tới Trường An thi tiến sĩ mấy lần nhưng đều không đỗ. Ở Trường An, ông được tận mắt chứng kiến cảnh hủ bại và đen tối của triều đình, ông rất phẫn nộ. Tương truyền trong thời gian đó ông đã viết bài thơ "Vịnh hoa cúc", dùng hoa cúc để ẩn dụ, nói lên quyết tâm lật đổ và lên thay thế triều Đường. Thơ viết:

"Đãi đắc thu lai cửu nguyệt bát

Ngã hoa khai thời bách hoa sát

Xung thiên hương trận thấu Trường An

Mãn thành tận đái "hoàng kim giáp".

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ