DƯƠNG KẾ THỊNH LIỀU CHẾT VẠCH TỘI NGHIÊM TUNG

920 4 0
                                    

Sau khi Minh Vũ Tông chết, người em họ là Chu Hậu Thông lên ngôi hoàng đế. Đó là Minh Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh). Khi mới lên ngôi, Minh Thế Tông có thực hiện 1 số biện pháp cải lương về chính trị, như hạn chế quyền lực của hoạn quan, chỉnh đốn lại việc thu thuế...Nhưng về sau, ông lại mê tín Đạo giáo, lập đàn cầu tiên trong cung, dần dần không chú ý hỏi han đến triều chính nữa. Trong các đại thần, hễ ai tán thành việc tín ngưỡng Đạo giáo thì đều được trọng dụng. Đại học sĩ Nghiêm Tung vì giỏi viết các bài văn cầu thần tiên nên dần dần leo lên chức Thủ phủ nội các (tương đương tể tướng). Nghiêm Tung không có thực tài gì, chỉ giỏi xu nịnh phụ họa. Hắn cùng với con là Nghiêm Thế Phiên tổ chức bè đảng, làm mọi việc phi pháp để kiếm lời, không kiêng dè 1 việc xấu xa nào. Một số triều thần thiếu nhân cách đều vào hùa với chúng, có 30 người nhận Nghiêm Tung làm cha nuôi. Có đủ vây cánh, hắn càng lộng quyền, lũng đoạn mọi việc triều chính.

Khi Nghiêm Tung nắm quyền, bộ lạc Đạt Đán (1 nhánh của tộc Mông Cổ) ở phía bắc dần lớn mạnh, thống nhất các bộ lạc Mông Cổ, tạo thành nỗi uy hiếp lớn với triều Minh. Nghiêm Tung không những không tăng cường chuẩn bị về quân sự, mà còn tham ô tiền quân lương, khiến binh sĩ chịu đói rét. Thủ lĩnh Đạt Đán là Yểm Đáp mấy lần đem quân tiến công vào lãnh thổ Trung Quốc, quân Minh đều không đủ lực lượng chống lại. Năm 1550, Yểm Đáp đem quân tiến rất sâu, tới tận ngoại ô ở Bắc Kinh. Minh Thế Tông cử 1 đồng đảng của Nghiêm Tung là Cừu Loan làm đại tướng quân. Chỉ huy viện quân các lộ bảo vệ kinh thành. Nghiêm Tung sợ Cừu Loan bị thua, liền bảo Cừu Loan không được chống lại. Kết quả, quân Đạt Đán cướp đi rất nhiều người , súc vật và tài sản, chất đầy xe rồi chở đi. Mười mấy vạn quân Minh xung quanh kinh thành vẫn không động tĩnh gì. 1 năm sau, Cừu Loan lại câu kết với Yểm Đáp, chuẩn bị giảng hòa với Đạt Đán. Sự kiện đó khiến 1 số đại thần chính trực căm phẫn, đặc biệt là binh bộ viên ngoại lang Dương Kế Thịnh. Dương Kế Thịnh, quê ở Dung Thành, Bảo Định, xuất thân nghèo khó. Năm ông lên 7 tuổi thù mẹ mất. Bị mẹ kế rất nghiệt ngã, bắt ông đi chăn bò. Khi chăn bò qua 1 trường tư thục, thấy các bạn nhỏ cùng thôn được đọc sách thì rất thích. Về nhà, ông nài nỉ người anh cho mình đọc sách. Người anh nói: "Em còn bé quá, đọc được sách gì?".

Dương Kế Thịnh nói: "Em chăn bò được, sao lại không đọc sách được?". Cha ông thấy ông có chí, liền cho ông vừa học chữ, vừa chăn bò. Quả nhiên, ông tiến bộ rất nhanh. Sau này, ông dự thi, đỗ tiến sĩ, được nhiều đại thần trong kinh thành quý trọng. Dương Kế Thịnh vốn nhân cách chính trực, thấy hành động làm mất chủ quyền, nhục quốc thổ của Nghiêm Tung, của Cừu Loan thì không sao chịu nổi. Ông dâng sớ lên Minh Thế Tông, chống lại việc nghị hòa, mong triều đình xây dựng lực lượng, luyện binh tuyển tướng để chống lại Đạt Đán. Minh Thế Tông xem sớ tấu, có hơi suy nghĩ, nhưng bị bọn Cừu Loan xúc xiểm. Liền giáng chức và điều Dương Kế Thịnh đi làm điển sứ ở Địch Đạo (nay là Lâm Thao, Cam Túc). Dương Kế Thịnh đến Địch Đạo, không hề chán nản. Thấy dân ở đây là dân tộc thiểu số, không biết chữ, ông liền chọn hơn 100 thanh niên, tập trung lại mời thầy dạy chữ cho họ. Học sinh nào không có tiền, ông bán cả ngựa và quần áo của vợ con mình lấy tiền giúp đỡ họ. Nhân dân địa phương vô cùng yêu quý ông, đều gọi ông là "Dương phụ" (cha Dương).

Sau khi Dương Kế Thịnh bị biếm trích, triều Minh và Đạt Đán giảng hòa, cùng thông thương. Nhưng không lâu sau, Yểm Đáp phá hoại hòa ước, nhiều lần tiến quân vào biên giới. Mật mưu của Cừu Loan bị bại lộ, hắn sợ hãi phát bệnh rồi chết. Lúc đó, Minh Thế Tông mới thấy ý kiến Dương Kế Thịnh là đúng, liền triệu ông về kinh. Nghiêm Tung muốn lôi kéo Dương Kế Thịnh, nhưng ông còn căm ghét hắn hơn cả Cừu Loan nữa. Sau khi về kinh 1 tháng, ông dâng sớ lên Minh Thế Tông, đàn hặc Nghiêm Tung, vạch ra 10 tội lớn của hắn, mỗi tội đều có chứng cớ cụ thể. Ông nói trong sớ tấu, là Nghiêm Tung có 10 tội lớn, nhưng vẫn giấu giếm được hoàng thượng là do có "5 loại gian" giúp hắn, đó là bọn gián điệp, vây cánh, thân thích, tay sai, tâm phúc được bố trí dày đặc xung quanh Thế Tông. Sớ tâu đó vạch đúng những điểm yếu của Nghiêm Tung. Hắn cuống cuồng khóc lóc, phân trần vu cáo lại Dương Kế Thịnh với Minh Thế Tông. Minh Thế Tông hồ đồ, nổi giận, sai đánh Dương Kế Thịnh 100 trượng, giam vào đại lao. Dương Kế Thịnh bị đình trượng tím bầm thân thể, 2 đùi nát bét, ngay cả lính coi ngục cũng thương xót. Nhưng Dương Kế Thịnh vẫn bình thản, coi như không có chuyện gì. Người thân và bạn bè thấy ông bị thương nặng, liền nhờ lính coi ngục chuyển vào cho ông thuốc mật rắn để điều trị. Dương Kế Thịnh từ chối không nhận nói: "Bản thân tôi cũng có mất, không cần dùng tới thứ đó".

Dương Kế Thịn bị giam trong ngục suốt 3 năm, nhưng triều đình không tra xét ra tội gì. Một số người muốn tìm cách cứu ông ra khỏi ngục. Đồng bọn của Nghiêm Tung nói với hắn: "Ngài không giết Dương Kế Thịnh thì khác gì nuôi hổ để nuôi hậu hoạn về sau?". Nghiêm Tung liền rắp tâm độc ác, xúi giục Minh Thế Tông hạ lệnh giết Dương Kế Thịnh. Trong 21 năm nắm quyền binh, Nghiêm Tung đã cài phe cánh vào khắp các chức vị quan trọng trong triều đình, nên quyền hành ngày càng lớn. Minh Thế Tông dần dần chán ghét hắn. Một lần, Minh Thế Tông mời đạo sĩ Lam Đạo Hành lên đồng, Hành mượn ý chỉ của thần tiên, khuyên Thế Tông trừ bỏ Nghiêm Tung. Minh Thế Tông hơi xao xuyến, ngự sử Trâu Ứng Long nghe biết việc đó, thấy đây là cơ hội tốt để đánh đổ Nghiêm Tung, nhưng nghĩ tới chuyện Dương Kế Thịnh lại có phần do dự. Sau khi suy đi tính lại, ông quyết định trước hết hãy bắt đầu từ con Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phiên đã. Nghiêm Thế Phiên dựa vào quyền thế của cha, làm nhiều điều xằng bậy. Sớ tấu vạch tội Nghiêm Thế Phiên của Trâu Ứng Long vừa tâu lên, quả nhiên Minh Thế Tông lập tức hạ lệnh trị tội, bắt sung quân tới Lôi Châu, đồng thời buộc Nghiêm Tung nghỉ hưu.

Nghiêm Thế Phiên và đồng đảng của hắn là bọn lưu manh liều mạng, vừa tới Lôi Châu, hắn liền lẻn trở về nhà, thu nạp thêm 1 số giặc cướp giang hồ, lại cấu kết với tên Hán gian là Uông Trực và giặc biển, chuẩn bị chạy trốn sang Nhật Bản. Sự việc đó lại bị 1 ngự sử khác là Lâm Nhuận tố giác. Minh Thế Tông nhận được tin đó, hết sức kinh sợ, lập tức hạ lệnh bắt Nghiêm Thế Phiên và đồng đảng đem ra chém đầu thị chúng và cách chức Nghiêm Tung làm dân thường. Tên quyền thần lớn nhất triều Minh cuối cùng đã bị đánh đổ.

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ