85-86

1K 6 0
                                    

VIÊN THIỆU GIẾT HOẠN QUAN

Sau đòn tiến công của quân khởi nghĩa Hoàng Cân, vương triều Đông Hán đã rất suy yếu. Tới khi Hán Linh Đế chết, hai tập đoàn ngoại thích và hoạn quan lại tranh chấp kịch liệt, càng đẩy nhanh sự suy sụp của nó. Năm 189, hoàng tử Lưu Biện mới 14 tuổi lên nối ngôi, tức là Hán Thiếu Đế. Theo lệ thường, Hà thái hậu lâm triều, ngoại thích là đại tướng quân Hà Tiến nắm quyền. Hoạn quan Kiển Thạc vốn là đầu mục quân cấm vệ, toan mưu sát Hà Tiến, nhưng không thành. Hà Tiến liền bắt và giết Kiển Thạc.

Dưới quyền Hà Tiến có trung quân hiệu úy Viên Thiệu, là con cháu một đại sĩ tộc. Tổ tiên ông cha 4 đời liền đều là đại thần ở bậc tam công (thái úy, tư đồ, tư không), rất nhiều quan lại trong triều và các châu quận đều là môn sinh hoặc thủ hạ cũ của nhà họ Viên. Vì vậy, Viên Thiệu có thế lực rất lớn. Sau khi Kiển Thạc bị giết, Viên Thiệu khuyên Hà Tiến triệt để thanh trừ thế lực hoạn quan trong triều. Ông nói: "Trước kia, Đậu Vũ muốn tiêu diệt hoạn quan, vì tiết lộ mưu cơ nên bị hoạn quan giết. Nay tướng quân giữ binh quyền nên trừ hại cho thiên hạ, chớ bỏ lỡ cơ hội này". Hà Tiến không dám chủ động, liền đem bàn với thái hậu, nhưng Hà thái hậu không nhất định không chịu nghe theo.

Viên Thiệu lại bày kế cho Hà Tiến, khuyên Hà Tiến bí mật triệu tập binh mã các nơi về kinh đô, bức thái hậu phải đồng ý trừ hoạn quan. Hà Tiến cho đó là biện pháp hay, liền triệu tập các nơi về làm áp lực với thái hậu. Chủ bạ của Hà Tiến (chủ bạ, viên quan quản lý văn thư, giải quyết công việc, giải quyết công việc sự vụ hàng ngày) là Trần Lâm nghe thấy thế, vội can ngăn Trần Tiến: "Trong tay tướng quân nắm nhiều binh mã, muốn giết hoạn quan thì dễ như đốt sợ lông trên lò lửa, việc gì phải gọi quân bên ngoài về kinh thành? Gọi quân bên ngoài về có khác gì đưa dao cho người khác, tránh sao xảy ra chuyện nguy biến".

Hà Tiến không nghe theo lời can ngăn đó. Ông ta thấy trong các châu, có Tịnh Châu (nay gồm các vùng thuộc Sơn Tây, Hà Bắc, Nội Mông Cổ) là mạnh nhất, nên cho rằng gọi Tịnh Châu mục là Đổng Trác về giúp mình là tốt nhất. Vì vậy liền sai người cấp tốc mang thư cho Đổng Trác, bảo Đổng Trác đem quân về ngay Lạc Dương. Tin tức đó nhanh chóng đến tai bọn hoạn quan. Chúng bàn nhau: "Nếu không ra tay trước thì chúng ta sẽ đi đời". Vì vậy, chúng mai phục sẵn dũng sĩ trong cung, rồi giả truyền mệnh lệnh thái hậu, gọi Hà Tiến vào cung. Hà Tiến vừa vào khỏi cửa cung, liền bị vũ sĩ vây chặt và giết chết.

Viên Thiệu được tin Hà Tiến bị giết, liền sai em là Viên Thuật đem quân vây đánh hoàng cung. Viên Thuật phóng hỏa đốt luôn cửa hoàng cung rồi dẫn quân xông vào, cứ thấy hoạn quan là giết. Có người không phải là hoạn quan nhưng vì không có râu, nên cũng bị coi là hoạn quan và bị giết luôn. Qua cuộc xung đột đó, cả ngoại thích và hoạn quan đều bị tổn thất. Đúng lúc đó, quân Đổng Trác từ Tịnh Châu tiến vào Lạc Dương. Đổng Trác vốn là một cường hào ở Lương Châu (nay ở khoảng Cam Tức, Ninh Hạ và Thanh Hải, Nội Mông Cổ), kết giao với bọn cường hào Khương, xưng bá một phương. Sau khi khởi nghĩa Khăn vàng, hắn nhờ công lao đàn áp quân khởi nghĩa, được thăng làm Tịnh Châu mục (quan cai trị đứng đầu Tịnh Châu). Vốn có dã tâm xâm chiếm Trung nguyên, nhân cơ hội có thư triệu tập của Hà Tiến. Đổng Trác liền nhanh chóng mang 3000 người ngựa về kinh.

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ