VƯƠNG AN THẠCH BIẾN PHÁP

906 7 0
                                    

Tống Nhân Tông làm hoàng đế 40 năm, tuy có sử dụng 1 số đại thần chính trực như Phạm Trọng Yên, Bao Chửng, nhưng vì không quyết tâm cải cách nên đất nước ngày càng suy yếu. Ông không có con, nên khi chết đi, triều đình phải chọn 1 con em trong hoàng tộc đưa lên làm vua. Đó là Tống Anh Tông. Anh Tông nối ngôi được 4 năm thì chết vì bệnh. Thái tử Triệu Húc lên nối ngôi, đó là Tống Thần Tông. Khi lên ngôi, Tống Thần Tông mới 20 tuổi, là 1 thanh niên hăng hái và có chie tiến thủ. Thấy đất nước suy yếu, ông muốn tiến hành cải cách. Nhưng nhìn xung quanh đều là các lão thần thời Tống Nhân Tông. Ngay cả đến Phú Bật là người trước kia từng ủng hộ tân chính, nay cũng đã già yếu, rụt rè. Tống Thần Tông nghĩ, muốn cải cách hiện trạng, nhất định phải tìm được 1 trợ thủ đắc lực.

Trước khi lên ngôi, bên cạnh Thần Tông (lúc đó còn là thái tử) có 1 viên quan là Hàn Duy, thường nêu những ý kiến rất hay, được Thần Tông tán thưởng. Hàn Duy nói: "Những ý trên đều do người bạn của tôi là Vương An Thạch nói ra".

Tống Thần Tông tuy chưa được gặp Vương An Thạch nhưng nhờ đó mà đã có ấn tượng tốt về ông. Nay đã làm hoàng đế, muốn có 1 trợ thủ, tự nhiên ông nhớ tới Vương An Thạch. Ông liền hạ chiếu vời Vương An Thạch lúc đó đang làm quan ở Giang Ninh về kinh thành. Vương An Thạch là 1 văn học gia và chính trị gia nổi tiếng thời Tống, người ở Lâm Xuyên, Phủ Châu (nay ở phía tây Phủ Châu, Giang Tây). Khi còn trẻ, văn chương của ông đã rất xuất sắc, được Âu Dương Tu khen ngợi. Năm 20 tuổi, Vương An Thạch đỗ tiến sĩ, làm quan ở mấy huyện địa phương. Khi đang làm quan ở Ngân Huyện (nay là huyện Ngân, Triết Giang), trong huyện có thiên tai nghiêm trọng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vương An Thạch tổ chức dân làm thủy lợi, phát triển giao thông, thúc đẩy mọi việc trôi chảy. Mỗi khi tới kì giáp hạt, người nghèo không đủ ăn, ông sai mở kho cho dân vay lương thực. Sau khi thu hoạch sẽ nộp trả nhà nước với số lợi tức vừa phải. Như vậy, nông dân nghèo khỏi phải đi vay nặng lãi, đời sống bớt khó khăn. Vương An Thạch làm quan địa phương hơn 20 năm, tiếng tăm ngay càng lớn. Tống Nhân Tông triệu ông về, trao cho ông chức quan phụ trách việc tài chính. vừa tới kinh thành, ông dâng lên hoàng đế 1 bức "Vạn ngôn thư" (tờ tấu khoảng 1 vạn chữ) nêu lên những chủ trương cải cách về tài chính. Tống Nhân Tông vừa phế bỏ tân chính của Phạm Trọng yên, nay lại nghe nói tới cải cách thì thấy phiền phức quá, liền gác bỏ sớ tấu 1 bên, không xem xét tới. Vương An Thạch biết triều đình không có quyết tâm cải cách và không thể cộng tác với các triều thần, nên nhân dịp bà mẹ tạ thế, liền xin từ chức về nhà.

Lần này, ông nhận được lệnh triệu của Tống Thần Tông, lại nghe nói Thần Tông đang tuyển chọn nhân tài, liền phấn khởi lên kinh thành. Vương An Thạch vừa tới, Tống Thần Tông lập tức triệu kiến riêng. Đầu tiên, Thần Tông hỏi ngay: "Theo khanh, muốn trị lý quốc gia, cần băt tay vào công việc gì trước?".

Vương An Thạch từ tốn trả lời: "Theo hạ thần, trước hết cần bắt đầu từ việc cải cách chế độ pháp luật cũ, xây dựng chế độ pháp luật mới".

Tống Thần Tông yêu cầu ông về nhà, viết lại tỉ mỉ những ý kiến về cải cách. Ngay đêm đó, Vương An Thạch đã khởi thảo 1 chương trình cải cách, và hôm sau trình kên Tống Thần Tông. Tống Thần Tông thấy những ý kiến đó đều hợp ý với mình, nên càng tín nhiệm Vương An Thạch. Năm 1069, Tống Thần Toogn phong Vương An Thạch lên chức phó tể tướng. Lúc đó, trong triều về danh nghĩa vẫn có tới 4 tể tướng, người thì ốm đau, người thì già cả, có người tuy không già cả ốm đau nhưng hễ nghe đến cải cách là luôn mồm kêu khổ. Vương An Thạch hiểu rõ, cộng tác với những người đó thì không thể làm được việc lớn, nên đã tâu xin Thần Tông tuyển dụng 1 số quan chức trẻ và thành lập 1 số tổ chức chuyên định ra pháp luật mới, giành quyền biến pháp (thay đổi pháp luật) về tay mình. Như vậy, ông đã thực sự bắt tay vào việc thực hiện cải cách. Những nội dung chủ yếu trong công cuộc biến pháp của Vương An Thạch gồm:

1 - Luật thanh miêu: cho vay lúa lúc giáp hạt và thu lại sau mùa gặt. Biện pháp này được vận dụng ở huyện Ngân, nay đem mở rộng ả toàn quốc.

2 - Luật thủy lợi: triều đình khuyến khích địa phương mở mang thủy lợi, khai khẩn đất hoang.

3 - Luật miễn sai dịch: mọi loại sai dịch của nhà nước, từng hộ dân không phải đi phục vụ mà do nhà nước bỏ tiền ra thuê người làm. Sau đó, nhân dân căn cứ theo sự giàu nghèo, nộp 1 khoản tiền cho nhà nước. Những người thuộc giới quan chức và địa chủ trước kia không phải làm sai dịch nay cũng phải nộp tiền. Luật này khiến nhà nước tăng được thu nhập và giảm nhẹ được gánh nặng cho người nghèo.

4 - Luật do ruộng đánh thuế: để chống địa chru lấn chiếm đất đai, khai gian diện tích và nhân khẩu, triều đình tổ chức việc đo ruộng rồi căn cứ vào diện tích thực tế và đẳng cấp ruộng đất mà đánh thuế.

5 - Luật bảo giáp: triều đình tổ chức cư dân theo địa bàn cư trú. Cứ 10 nhà là 1 bảo, 50 nhà là 1 đại bảo, 10 đại bảo là 1 đô bảo. Gia đình nào có 2 con trai thành niên, thì lấy 1 người làm bảo đinh, lúc nông nhàn phải tham gia luyện tập quân sự, thời chiến lấy vào quân đội đi đánh trận.

Biện pháp của Vương An Thạch có tác dụng tích cực đối với việc củng cố nền thống trị của triều Tống, tăng thêm thu nhập cho quốc gia. Nhưng nó xâm phạm tới lợi ích của đại địa chủ, bị rất nhiều đại thần phản đối. Một hôm, Tống Thần Tông gọi Vương An Thạch tới, hỏi: "Bên ngoài, mọi người đang bàn luận, nói chúng ta không sợ trời, không nghe theo dư luận của người, không tuân theo quy củ của tổ tông, khanh thấy phải làm thế nào?".

Vương An Thạch thản nhiên trả lời: "Bệ hạ chăm lo đến chính sự, như vậy là có thể ngăn được sự biến động của trời. Bệ hạ hỏi han đến ý kiến của dưới, như vậy là đã chiếu cố đến dư luận. Vả lại, ý kiến của mọi người cũng có điều sai, chỉ cần chúng ta làm đúng lẽ thì sợ gì mọi người bàn luận. Còn như quy củ xưa của tổ tông, vốn không phải là cái gì cố định bất biến!".

Vương An Thạch kiên trì 3 điều không sợ, nhưng Tống Thần Tông lạ không kiên quyết được như ông, thấy có quá nhiều người phản đối, liền sinh dao động. Năm 1074, vùng Hà Bắc có hạn hán lớn, suốt 10 tháng liền không có mưa, nông dân hết lương thực, lưu tán khắp nơi. Tống Thần Tông đang lo lắng vì điều đó, thì 1 viên quan thừa cơ dâng lên 1 "bức họa về dân lưu tán", nói do biến pháp của Vương An Thạch đã tạo nên hạn hán, xin hoàng đế bãi chức của Vương An Thạch. Tống Thần Tông xem bức họa, chỉ biết thở ngắn than dài, suốt đêm không ngủ. Bà và mẹ của hoàng đế là Tào thái hậu và Cao thái hậu cũng khóc lóc với Tống Thần Tông, nói Vương An Thạch đã làm rối loạn cả thiên hạ, ép nhà vưa phải đình chỉ luật mới.

Vương An Thạch thấy luật mới khó thực hiện được, liền bực bội dâng sớ xin từ chức. Tống Thần Tông đành để Vương An Thạch rời Đông Kinh, về nghỉ tại phủ Giang Ninh. Năm sau, Tống Thần Tông lại triệu Vương An Thạch về kinh thành làm tể tướng. Vừa được mấy tháng, thì có sao chổi xuất hiện. Đó vốn là hiện tượng bình thường của thiên nhiên, nhưng thời bấy giờ, lại cho là 1 triệu chứng báo điều dữ. Tống Thần Tông lại hoảng sợ, yêu cầu các đại thần nêu ý kiến về triều đình. Phái bảo thủ lại thừa cơ tấn công luật mới. Vương An Thạch ra sức biện hộ, xin Thần Tông không nên nghe theo những ý kiến mê tín dị đoan nhưng Tống Thần Tông vẫn ngần ngừ không quyết định. Vương An Thạch không có cách gì thực hiện được luật mới, nên vào năm 1076, lại 1 lần nữa xin từ chức tể tướng, trở về phủ Giang Ninh.

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ