ÂU DƯƠNG TU CẢI CÁCH VĂN PHONG

746 6 0
                                    

Sau khi Phạm Trọng Yên bị gạt bỏ và rời khỏi triều đình, người cộng sự của ông là Phú Bật vi ủng hộ ông, bị vu cáo là đồng đảng của Phạm Trọng Yên, bị cách hết quan chức. Hàn Kỳ biện hộ cho Phạm Trọng Yên và Phú Bật, cũng bị liên lụy. Lúc đó, 1 số người khác tuy đồng tình với Phạm Trọng Yên nhưng không dám ra mặt bênh vực ông. Chỉ có gián quan là Âu Dương Tu cả gan dâng sớ lên Tống Nhân Tông, nói: "Từ xưa tới nay, kẻ xấu hãm hại người tốt, đều vu cáo người tốt là bè đảng, chuyên quyền. Phạm Trọng Yên là nhân tài quan trọng của quốc gia, cớ sao lại bị bãi miễn. Nếu bệ hạ tin theo lời kẻ xấu thì chỉ khiến kẻ xấu đắc ý, quân thù vui mừng".

Âu Dương Tu là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, quê ở Lư Lăng (nay là Vĩnh Phong, tỉnh Giang Tây). Khi ông mới 4 tuổi, cha bị bệnh mất, bà mẹ dẫn ông đến Tùy Châu (nay là huyện Tùy, Hồ Bắc) dựa vào người chú để mưu sinh. Bà mẹ Âu Dương Tu quyết tâm cho Âu Dương Tu học hành, nhưng nhà nghèo, không có tiền mua giấy bút. Bà thấy trong cái ao trước nhà có mọc nhiều cói, liền dùng cọng cói thay bút dạy Âu Dương Tu viết chữ trên đất bùn. Cậu bé Âu Dương Tu được mẹ giáo dục từ nhỏ nên sớm yêu thích đọc sách. Khi lên 10 tuổi, Âu Dương Tu thường xuyên đến 1 nhà có nhiều sách trong làng mượn sách đọc và chép lại những đoạn thấy hứng thú. Một lần, ông đến mượn sách của nhà họ Lý, phát hiện thấy trong đống giấy cũ 1 cuốn sách nhàu nát. Ông giở xem, thấy đó là văn tập của Hàn Dũ, 1 nhà văn nổi tiếng đời Đường, liền mượn chủ nhà, đem về đọc.

Đầu đời Tống, trong xã hội có xu hướng ưa chuộng lời văn hào nhoáng mà coi nhẹ nội dung. Vì vậy, văn phong thời này chú trọng sự đẹp đẽ của ngôn từ nhưng rất trống rỗng, nghèo nàn về nội dung. Âu Dương Tu đọc tản văn của Hàn Dũ, thấy văn chương lưu loát, lập luận thấu triệt khác hẳn với văn chương thịnh hành đương thời. Ông ra sức nghiền ngẫm, học tập văn phong của Hàn Dũ. Khi trưởng thành, ông tới Đông Kinh tham gia thi tiên sĩ, liên tục đỗ đầu 3 vòng thi. Khi mới hơn 20 tuổi, tiếng tăm của Âu Dương Tu đã vang dội trên văn đàn. Ông không giữ chức quan cao, nhưng rất quan tâm đến triều đình và mạnh dạn can gián hoàng đế. Khi Phạm Trọng Yên vi va chạm với Lã Di Giản mà phải biếm trích xuống phương nam, rất nhiều đại thần đồng tình với Phạm Trọng Yên, chỉ có viên gián quan Cao Nhược Nạp là cho rằng Phạm Trọng Yên bị biếm trích là đúng. Âu Dương Tu rất phẫn nộ, viết 1 lá thư kịch liệt công kích Cao Nhược Nạp là người không biết liêm sĩ. Vì việc đó, ông bị giáng chức, điều về địa phương, 4 năm sau mới được trở lại kinh thành. Lần này, Âu Dương Tu lại đứng ra phát biểu bênh vực tân chính của Phạm Trọng Yên, khiến bọn quyền quý trong triều nổi giận. Chúng tìm mọi chứng cớ vu vơ, gán cho Âu Dương Tu 1 số tội danh. Triều đình lại biếm Âu Dương Tu đi Từ Châu (nay là huyện Từ, An Huy).

Từ Châu là nơi có phong cảnh đẹp, 4 xung quanh là núi. Đến Từ Châu, ngoài những giờ làm việc công, Âu Dương Tu thường du lãm sơn thủy. Ở địa phương có 1 hòa thượng xây 1 tòa đình trên Lang Nha Sơn thuộc Từ Châu làm nơi nghỉ cho du khách. Âu Dương Tu thường tới tòa đình đó uống rượu. Ông tự xưng là "Túy ông" (ông già say) và đặt tên cho tòa đình đó là "Túy Ông đình". Bài tản văn "Túy Ông đình ký" của ông là 1 kiệt tác được người đời truyền tụng. Âu Dương Tu làm quan địa phương hơn 10 năm trời. Sau Tống Nhân Tông nhớ tới văn tài của ông, mới triệu ông về kinh thành, phong làm Hàn lâm học sĩ. Sau khi nhận chức hàn lâm học sĩ, Âu Dương Tu ra sức đề xướng việc cải cách văn phong. Một lần, kinh thành tổ chức khoa thi tiến sĩ, ông được cử làm chủ khảo. Thấy đây là 1 cơ hội để cải cách văn phong lựa chọn nhân tài. Âu Dương Tu đọc kĩ các quyển thi, thấy quyển nào chỉ có hình thức hào nhoáng mà nội dung trống rỗng thì đánh trượt hết. Kết quả khóa thi, 1 số người không đỗ rất căm tức Âu Dương Tu. Một hôm, ông cưỡi ngựa đi đi ra đường, bị 1 đám thí sinh bị đánh trượt ngăn lại, ồn ào chửi mắng và gây sự. Sau nhờ có lính tuần tra đến giải tán, ông mới được vô sự.

Qua việc đó, tuy Âu Dương Tu bị 1 số áp lực, nhưng văn phong trong thi cử nhờ đó mà có biến chuyển lớn. Mọi người đều ngả theo xu hướng viết những bài văn có nội dung sâu sắc bằng lời lẽ giản dị. Âu Dương Tu không những chỉ ra sức cải cách văn phong, mà còn chú trọng phát hiện và bồi dưỡng nhân tài. Rất nhiều người vốn không nổi tiếng lắm, nhờ được ông tán thưởng và tiến cử, đều trở thành những danh gia. Những người nổi tiếng nhất là Tăng Cung, Vương An Thạch, Tô Tuân và 2 con là Tô Thức (tự là Đông Pha), Tô Triệt. Trong lịch sử văn học, người ta ghép Âu Dương Tu và 5 người trên cũng với Hàn Dũ, Liếu Tông Nguyên thời Đường thành 1 danh sách, gọi là "Đường Tống bát đại gia" (8 tác gia văn xuôi lớn đời Đường - Tống).

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ