Hoàng đế Càn Long lao vào việc dùng binh hết năm này đến năm khác, chi phí quân sự rất lớn. Ông lại còn đi tuần du Giang Nam tới 6 lần, hết sức phô trương lãng phí. Thêm vào đó các quan lại quen thói tham ô, phung phí khiến nhà nước dần dần suy yếu. Chính vào lúc đó, tại đất kinh thành lưu truyền 1 cuốn tiểu thuyết mang tên "Hồng lâu mộng". Thoạt đầu, người ta không biết tác giả là ai, sau tìm hiểu mới biết đó là Tào Tuyết Cần. Tào Tuyết Cần vốn là con em của 1 gia đình quý tộc, cụ của ông là Tào Tỷ, từng được Khang Hy Đế tin yêu, được cử xuống phía nam tổ chức nghề may dệt ở Giang Ninh. Giang Ninh vốn là 1 vùng đất giàu có ở phía nam, nghề dệt may ở đây được huy động để may các trang phục cho hoàng tộc. Đó là 1 việc làm hái ra tiền. Sau khi cụ Tào Tỷ mất, ông của Tào Tuyết Cần là Tào Dần và bố là Tào Phủ tiếp thu được nghề đó. Ba đời của 1 gia đình làm chức quan trông coi việc may dệt kéo dài tới 60 năm. Gia sản ngày càng giàu có và trở thành 1 hào phú.
Sau khi Ung Chính Đế lên ngôi, do nội bộ hoàng thất rối ren, việc có liên quan đến nhà họ Tào. Ung Chính Đế cho rằng nhà họ Tào đã từng chống lại mình, do đó cách chức Tào Phủ, đồng thời ra lệnh lục soát cả nhà ông. Lúc bấy giờ Tào Tuyết Cần mới chỉ là 1 cậu bé 10 tuổi nhưng đã có hiểu biết, thấy cảnh nhà mình bị hoạn nạn lớn như vậy, tâm hồn bé nhỏ của cậu bị thương tổn nặng nề. Bố bị mất chức quan, không thể sống tiếp ở đất Giang Ninh này nữa, đành phải trở về nhà cũ ở Bắc Kinh. Cuộc sống ngày càng khó khăn gian khổ, hoạn nạ cứ dập vào liên tiếp 2-3 lần. Đến khi bố chết, đời sống Tào Tuyết Cần càng khó khăn hơn, ông đành dọn đến Tây Giao, Bắc Kinh, ở tạm trong ngôi nhà mấy gian đơn sơ để đi học. Nhiều lúc cơm không đủ ăn, chỉ đành húp 1 chút cháo loãng cho đỡ đói. Do Tào Tuyết Cần sống ở vùng ngoại ô, môi trường đã thay đổi, ông tiếp xúc với đám dân chúng cùng khổ, liên tưởng đến cảnh sinh hoạt hào hoa hồi nhỏ ở nhà mình không khỏi có nhiều cảm xúc. Sau đó, ông quyết tâm dựa vào những điều chính mình đã trải qua để viết ra 1 bộ tiểu thuyết phản ánh sinh hoạt xã hội đương thời. Đó là bộ tiểu thuyết "Hồng lâu mộng"
Trong "Hồng lâu mộng", Tào Tuyết Cần đã viết lên câu chuyện về 1 đại gia đình quí tộc từ lúc hưng thịnh cho đến suy vong. Trong gia đình ấy, phần lớn là bọn người ăn bám, lũ ký sinh trùng chỉ đòi hưởng thụ, lao vào cuộc ăn chơi hoan lạc, cho vay lấy lãi, có 1 số người thì ngoài mặt làm ra vẻ đứng đắn đạo mạo, còn nội tâm thì bẩn thỉu đê tiện. Những vai chính trong tiểu thuyết là công tử Giả Bảo Ngọc của nhà họ Giả cùng với cô em họ của chàng là Lâm Đại Ngọc, họ là đôi thanh niên chán ghét thói sống quí tộc, phản đối lễ giáo phong kiến. Từ trong hoàn cảnh như vậy, họ đều muốn thoát ra khỏi sự trói buộc của lễ giáo cũ, nhưng không có lối thoát. Rút cuộc Lâm Đại Ngọc chịu mọi sự khinh rẻ mắc bệnh ốm chết. Còn Giả Bảo Ngọc thì phải bỏ nhà ra đi. Cả 1 đại gia đình quí tộc sau khi tận hưởng mọi vinh hoa phú quý, rồi như 1 tòa lâu đài mục nát, dần rệu rã sụp đổ xuống. Tào Tuyết Cần đã dùng ngòi bút đầy sự đồng tình sâu sắc viết về đôi thanh niên nam nữ và 1 số người hầu gái chịu mọi nỗi áp bức và lăng nhục. Nhưng, đồng thời cũng dùng ngòi bút với đầy lòng căm phẫn, vạch trần tất cả những mục nát và tội ác của giai cấp phong kiến thống trị. Trong "Hồng lâu mộng", có 1 đoạn văn viết về câu chuyện "bùa hộ mệnh của quan", chính là để bóc trần những thủ đoạn của bọn quan liêu và hào phú câu kết với nhau, lừa dối áp bức dân chúng như thế nào.
Trong tiểu thuyết có nó đến ở phú nhà họ Giả có 1 nhà họ Tiết là chỗ thân thích, vị công tử Tiết Bàn của nhà họ Tiết vì tranh giành 1 cô hầu gái mà hành hung đánh chết người. Người ở của kẻ bị hại cáo giác lên tận Phủ Ứng Thiên, tri phủ Giả Vũ Thôn cũng đang định cho công sai đến nhà họ Tiết để tróc nã hung thủ, thì người hầu của ông ta có rỉ tai rằng đừng nên làm như vậy. Sau khi bãi đường, Giả Vũ Thôn giữ người hầu đó ở lại, hỏi tại sao lại ngăn ông tróc nã hung phạm. Người hầu đó móc trong túi ra 1 tờ giấy, trên đó có chép 1 bài dân ca "Bùa hộ quan" lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian:
"Giả không giả, bạch ngọc làm nhà, vàng làm ngựa
Cung A Phòng ba trăm dặm, không sánh nổi nhà Sử ở Kim Lăng
Đông Hải thiếu giường Bạch Ngọc, Long Vương phải đến mượn Kim Lăng Vương
Trời xuống tuyết lớn, trân châu như đất, vàng như sắt".
Giả Vũ Thôn đọc xong nhưng không hiểu, sau khi nghe người hầu giảng giải mới biết ở đất Nam Kinh có 4 đại phú hào: nhà họ Giả là hoàng thân quốc thích, nhà họ Sử và Vương đều là đám đại quan liêu ở Kim Lăng (tức Nam Kinh); chữ "Tuyết" và chữ "Tiết" đồng âm (phát âm theo Trung Quốc) là chữ 1 nhà phú thương họ Tiết ở vùng đó. Bốn nhà này kết thân với nhau, câu kết thành 1 thế lực lớn. Đã làm quan thì phải biết giữ chắc lấy cái chức quan của mình, không nên để đắc tội với 4 nhà hào phú đó. Người hầu nọ còn nhắc Giả Vũ Thôn rằng, hung phạm giết người lần này chính là công tử nhà họ Tiết, nếu đụng chạm đến họ thì không những mất chức quan mà ngay như tính mạng cũng khó được bảo toàn. Nghe lời người hầu, Giả Vũ Thôn giật thót mình, lập tức bỏ ngay ý nghĩ muốn tróc nã hung phạm. Không những thế, ông còn theo kế người hầu, đi phao tin lên rằng người bị đánh chết ấy chính là chết vì bệnh cấp tính. Một vụ án mạng đã khép lại 1 cách tùy tiện và hồ đồ đến như vậy.
Tào Tuyết Cần đã bỏ ra 1 thời gian dài 10 năm, ngồi tại Tây Giao, Bắc Kinh để cố viết xong cuốn tiểu thuyết này. Lao động vất vả và bệnh tật đã dày vò làm ông suy nhược. Lúc ông viết đến hồi thứ 80 thì đứa con yêu quý của ông bị bệnh, chết yểu. Tào Tuyết Cần không chịu nổi bất hạnh lớn lao này, đành phải bỏ dở trước tác chưa hoàn thành mà lìa đời. Sau khi Tào Tuyết Cần chết, bản thảo cuốn tiểu thuyết của ông được các bạn bè truyền tay nhau chép, dần dần được lưu truyền rộng ra. Nhiều người đọc xong cuốn tiểu thuyết này vừa tán thưởng, vừa cảm động. Nhưng, 1 trước tác kiệt xuất như thế mà không được hoàn thành trọn vẹn, cũng là 1 sự vô cùng đáng tiếc. Sau này, có 1 văn học gia tên là Cao Ngạc đã viết tiếp 40 hồi nữa khiến "Hồng lâu mộng" trở thành 1 bộ tiểu thuyết kết cấu hoàn chỉnh.
Tiểu thuyết "Hồng lâu mộng" cứ truyền tay để chép, in ấn, lưu truyền ngày càng rộng rãi. Cho đến ngày nay, mọi người đều công nhận nó là 1 cuốn trường thiên tiểu thuyết kiệt xuất nhất của thời cận đại. Người ta không những thưởng thức nghệ thuật cao siêu của cuốn tiểu thuyết, mà còn thông qua nó để hiểu được tình hình xã hội và lịch sử của chế độ phong kiến Trung Hoa vào lúc sắp suy tàn. Đến tận nay, ở cả Trung Quốc cho đến các nước trên thế giới đều có nhiều học giả nghiên cứu, khảo chứng bộ trước tác vĩ đại này. Người ta đã gọi môn học chuyên ngành này là "Hồng học".
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Historical FictionMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...