LƯU CÔN LẬP CHÍ CỨU NƯỚC
Trong khi quí tộc Hung Nô hoành hành ở miền bắc và vương triều Tây Tấn đứng trước họa diệt vong thì 1 số tướng lĩnh trung thành vẫn kiên trì chiến đấu. Một đại biểu kiệt xuất trong số đó là Lưu Côn. Thời thanh niên Lưu Côn có 1 người bạn thân là Tổ Địch. Đầu thời Tây Tấn hai người cùng làm chức chủ bạ (chức quan trông coi việc giấy tờ) ở Tư Châu (trị sở đông bắc Lạc Dương ngày nay). Đêm đêm hai người cùng ngủ chung 1 giường, đàm luận việc quốc gia đại sự, thường say sưa sôi nổi đến canh khuya. Một hôm, khi họ đang ngủ ngon thì có tiếng gà gáy làm Tổ Địch thức dậy. Nhìn ra ngoài cửa sổ thấy mảnh trăng tàn còn treo ở chân trời, phương đông vẫn chưa rạng. Nhưng Tổ Địch không muốn ngủ nữa, liền lấy chân hích Lưu Côn. Côn giật mình, dụi mắt, hỏi xem có việc gì. Tổ Địch nói: "Anh nghe xem, tiếng gáy hay biết bao. Nó giục chúng ta trở dậy đấy!".
Hai người phấn khởi vùng dậy, lấy kiếm đang treo trên vách, đi ra ngoài, cùng nhau múa kiếm dưới ánh trăng mờ nhạt dưới hừng đông. Cứ như vậy, ngày ngày, họ khổ công tập luyện võ nghệ, nghiên cứu binh pháp.Cuối cùng, cả 2 đều trở thành tướng lĩnh nổi tiếng. Năm 308, Tấn Hoài Đế phongLưu Côn làm thứ sử Tịnh Châu. Lúc đó, Tịnh Châu trong tình trạng bị Hung Nô, cướp bóc, tàn sát, dân chúng tán loạn khắp nơi. Lưu Côn chiêu mộ hơn 1000 binh sĩ,xông pha vô vàn gian nan nguy hiểm, tiến tới Tấn Dương thuộc Tịnh Châu (nay ở tây nam thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây). Trong thành phố Tấn Dương, nhà cửa bị đốt phá, gai góc mọc đầy, cảnh hoang vắng thê lương bao phủ khắp nơi. Trong khi xông pha tìm kiếm, đội quân của Lưu Côn phát hiện thấy 1 số dân còn sót lại, đang thoi thóp vì nhịn đói quá lâu. Nhìn thấy cảnh đó, Lưu Côn rất thương tâm. Ông ra lệnh cho các binh sĩ phát quang gai góc, chôn cất những người chết, sửa sang lại nhà cửa, thành trì, phòng bị chống lại sự tập kích của Hung Nô. Ông còn dùng mưu, khiến các bộ lạc Hung Nô nghi ngờ lẫn nhau. Nhờ đó, về sau hơn 1 vạn người Hung Nô đầu hàng Lưu Côn, lực lượng ông hùng hậu lên, ngay cả Hán Đế Lưu Uyên cũng gờm sợ, không dám xâm phạm vào vùng đất ông cai quản.
Lưu Công chiêu tập dân đào vong trở về đất cũ, khai hoang phục hóa, ổn định cuộc sống. Không tới 1 năm, vùng đất hoang vu cũ đã có tiếng gà gáy chó sủa, thành Tấn Dương dần dần khôi phục lại cảnh tượng phồn vinh. Sau khi Lưu Thông đánh chiếm Lạc Dương, binh lực của triều Tây Tấn ở miền bắc phần lớn bị đánh tan chỉ còn lại 1 mình Lưu Côn kiên trì chiến đấu ở dải Tịnh Châu. Sau khi Tấn Mẫn Đế lên ngôi ở Trường An, liền cử người phong Lưu Côn làm đại tướng quân, giao cho ông chỉ huy toàn bộ lực lượng quân sự ở Tịnh Châu. Lúc đó, đại tướng Hán là Thạch Lặc đã chiếm được Tương Quốc (ở phía tây nam Hình Đài, tỉnh Hà Bắc ngày nay), tập kết 1 đội quân lớn tới mấy chục vạn, toan đánh chiếm Tịnh Châu. Lưu Côn ở vào tình thế bị kẹt giữa Lưu Thông ở phía nam và Thạch Lặc ở phía bắc, khó khăn đến cực điểm. Nhưng ông không hề sợ hãi, không chịu lui và co ngụm lại. Trong sớ tấu gửi lên Tấn Mẫn Đế, ông viết: "Hạ thần không thể đội trời chung với Lưu Thông, Thạch Lặc. Nếu không dẹp yên được chúng, thần quyết không về triều".
Theo kể lại, khi Lưu Côn ở Tấn Dương, có lần bị kỵ binh Hung Nô bao vây nhiều lớp. Thành Tấn Dương rất ít quân, không thể đánh lui được địch. Mọi người rất sợ hãi, nhưng Lưu Côn vẫn bình thản. Đêm tới, ông trèo lên thành lầu, hú từng hồi dài dưới ánh trăng. Tiếng hú nghe bi thương, ai oán. Quân Hung Nô nghe thấy, đều buồn rầu than thở. Tới nửa đêm, Lưu Côn lại sai người dùng sáo Hồ (1 nhạc cụ của các dân tộc miền bắc Trung Quốc), thổi các điệu nhạc Hung Nô, gợi lên tình cảm nhớ quê hương. Binh lính Hung Nô xúc động rơi nước mắt. Trước khi trời sáng, tiếng sáo Hồ lại cất lên, binh lính Hung Nô tự động lui hết.
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Historical FictionMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...