29-30

1.7K 7 0
                                    

THƯƠNG ƯỞNG SỬA ĐỔI PHÁP LUẬT

Trong số Thất hùng thời Chiến quốc, so với các nước chư hầu ở Trung nguyên thì nước Tần còn tương đối lạc hậu cả về chính trị, kinh tế, văn hóa. Nước láng giềng sát cạnh là nước Ngụy mạnh hơn nước Tần, đã chiếm mất của Tần một khoảng đất lớn ở vùng Hà Tây.

Năm 361 TCN, quốc quân mới của Tần là Tần Hiếu Công lên ngôi. Ông quyết tâm phấn đấu xây dựng đất nước giàu mạnh. Trước hết chiêu tập nhân tài và hạ lệnh: "Không kể là người nước Tần hay hay người nước ngoài tới, hễ ai nghĩ được biện pháp làm cho nước Tần giàu mạnh lên thì sẽ phong làm quan". Lời kêu gọi đó của Tần Hiếu Công đã thu hút được nhiều nhân tài. Một người ở nước Vệ là quí tộc Công Tôn Ưởng (tức Thương Ưởng sau này) không được trọng dụng ở nước Ngụy, liền chạy sang nước Tần, nhờ người tiến cử, được Tần Hiếu Công tiếp kiến.

Thương Ưởng nói vớ Tần Hiểu Công: "Một quốc gia muốn giàu mạnh, cần phải chú ý đến nông nghiệp, khuyến khích tướng sĩ; muốn cai trị đất nước tốt, phải có thưởng có phạt. Có thưởng có phạt thì triều đình mới có uy tín, mọi cải cách mới tiến hành được". Tần Hiếu Công hoàn toàn đồng ý với chủ trương của Thương Ưởng. Nhưng một số quí tộc và đại thần ra sức phản đối. Tần Hiếu Công thấy những người phản đối quá nhiều, mà mình lại mới lên ngôi, sợ xảy ra rối loạn, liền tạm thời gác việc cải cách lại.

Hai năm sau, Tần Hiếu Công thấy ngôi vị đã vững chắc, liền phong Thương Ưởng làm Tả thứ trưởng (tên một chức quan của nước Tần) và tuyên bố: "Từ ngày hôm nay, sự việc cải cách chế độ hoàn toàn  do Tả thứ trưởng làm chủ". Thương Ưởng khởi thảo một pháp lệnh cải cách, nhưng sợ dân chúng chưa tin mình, không chịu làm theo pháp lệnh mới, liền sai người làm ở cửa thành phía nam một cây gỗ cao ba trượng và hạ lệnh: "Ai mang được cây gỗ này sang cửa bắc, sẽ thưởng cho 10 lạng vàng".

Trong chốc lát, rất đông người tụ tập ở cửa thành phía nam, sôi nổi bàn luận. Có người nói: "Cây gỗ này thì ai chẳng mang được, cần gì phải dùng đến 10 lạng vàng làm phần thưởng". Có người nói: "Đây có thể là Tả thứ trưởng bày ra trò đùa thôi". Mọi người nhìn nhau, không ai chịu ra mang cây gỗ. Thương Ưởng biết dân chúng chưa tin vào lệnh của mình, liền nâng mức thưởng lên 50 lạng. Không ngờ tiền thưởng càng lên cao thì số người đến xem càng thấy vô lí, không ai chịu ra thử.

Trong lúc mọi người ồn ào bàn luận thì có một người xông ra nói: "Để tôi thử xem sao". Anh ta nói xong liền vác cây gỗ một mạch từ cửa nam sang cửa bắc thành. Thương Ưởng lập tức cho người mang ra 50 lạng vàng tiền thưởng, không thiếu một li. Câu chuyện đó được lan truyền đi, làm rung động khắp nước Tần. Dân chúng đều nói: "Mệnh lệnh của Tả thứ trưởng đã nói là làm".

Thương Ưởng thấy mệnh lệnh đã có tác dụng, liền cho công bố pháp lệnh đã dự thảo. Pháp lệnh mới thưởng, phạt phân minh; quy định chức quan to nhỏ và chức vị cao thấp đều căn cứ vào tiêu chuẩn chiến công về quân sự. Quí tộc không lập được công cũng không có tước vị, những người sản xuất được nhiều lương thực và vải vóc, đều được miễn sai dịch. Những người chỉ lo buôn bán và lười biếng mà nghèo túng thì cả gia đình phải xung làm nô tì của quan lại.

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ