QUAN VŨ DÌM BẢY ĐẠO QUÂN
Sau khi Lưu Bị chiếm được Ích Châu, Tôn Quyền cử người sang đòi lại Kinh Châu, Lưu Bị không đồng ý trả. Vì tranh chấp Kinh Châu, 2 bên suýt phá vỡ liên minh. Sau vì Tào Tháo chuẩn bị đánh Hán Trung, trực tiếp uy hiếp Ích Châu, Lưu Bị và Tôn Quyền đều thấy Tào Tháo mới là đối thủ đáng gờm nhất, nên dùng biện pháp dung hòa, chia Kinh Châu làm 2 phần, lấy sông Tương làm giới hạn, phía tây thuộc Lưu Bị, phía đông thuộc Tôn Quyền. Lưu Bị giải quyết xong vụ tranh chấp Kinh Châu, liền chuyên tâm đối phó với Tào Tháo, cử Gia Cát Lượng ở lại giữ Thành Đô, còn tự mình cùng Pháp Chính đem quân tiến vào Hán Trung, Pháp Chính làm mưu sĩ trong quân. Tào Tháo nghe tin, lập tức ra quân để tranh chấp với Lưu Bị. Tào Tháo đích thân đến đóng ở Trường An để chỉ huy chiến sự ở Hán Trung. Hai bên cầm cự suốt 1 năm. Đến năm thứ 2, trong trận đánh lớn ở Dương Bình quan, quân Thục thắng lớn, chủ tướng Ngụy là Hạ Hầu Uyên bị giết, Tào Tháo buộc phải rút khỏi Hán Trung, lui quân về Trường An.
Qua trận này, Ích Châu được củng cố. Năm 219, các tướng tá văn võ Ích Châu tôn Lưu Bị lên làm Hán Trung Vương. Theo chiến lược của Gia Cát Lượng, dự định tiến công Tào Tháo từ 2 cánh. Lần này, cánh phía tây đã thắng ở Hán Trung, thì nhân cơ hội, sẽ từ Kinh Châu ở phía đông, trực tiếp tiến đánh Trung nguyên. Trấn thủ Kinh Châu là đại tướng Quan Vũ, một người gồm đủ dũng và mưu, nhưng kiêu căng tự phụ. Khi Lưu Bị lên làm Hán Trung vương, liền phái người mang ấn phong Quan Vũ làm Tiền tướng quân. Quan Vũ vẫn chưa bằng lòng. Sau được nghe giải thích về tình nghĩa của Hán Trung vương, ông mới chịu nhận vui vẻ. Lần đó, sau khi nhận được lệnh tiến quân, Quan Vũ giao cho bộ tướng ở lại giữ Giang Lăng và Công An, còn tự mình dẫn đại quân tiến đánh Phàn Thành.
Tướng giữ Phàn Thành là Tào Nhân vội cầu cứu Tào Tháo. Tháo liền phái 2 đại tướng là Vu Cấm và Bàng Đức dẫn 7 đạo quân đi cứu viện. Tào Nhân vội cho họ đóng quân trên vùng đất bằng phía bắc Phàn Thành, liên hệ chặt với trong thành khiến Quan Vũ không có cách nào đánh vào thành. Trong khi 2 bên đang cầm cự chưa phân thắng bại thì vùng Phàn Thành có mưa lớn, nước sông Hán Thủy dâng cao, ngập vùng đất bằng sâu tới hơn 1 trượng (=3,3m). Trại quân Vu Cấm bị ngập lụt, 7 đạo quân ngoi ngóp trong nước. Vu Cấm phải dẫn quân tìm lên các gò cao xung quanh. Ngay từ đầu, Quan Vũ đã phát hiện thấy nhược điểm trong bố trí của đạo quân Vu Cấm là chọn vùng đất thấp, trong khi thời tiết đang là mùa mưa. vì vậy, ông đã cho chuẩn bị trước thuyền bè, và lúc đó dẫn thủy quân tiến công. Trước hết, ông cho vây chặt cánh quân của Vu Cấm, gọi hàng. Vu Cấm bị vây trên một chiếc gò nhỏ bên sông Hán Thủy, không còn đường thoát, đành cúi đầu chịu hàng.
Bàng Đức dẫn 1 cánh quân khác đóng trên 1 con đê, Quan Vũ đưa thuyền đến áp sát, bắn tên lên như mưa. Một bộ tướng của Bàng Đức sợ hãi, khuyên Bàng Đức nên đầu hàng. Bàng Đức nổi giận quát mắng rồi rút kiếm chém chết ngay tên viên tướng đó. Binh sĩ thấy Bàng Đức kiên quyết như vậy nên đều liều chết chống lại. Bàng Đức đứng trên đê, cũng dùng cung tên bắn lại thủy quân của Quan Vũ. Nhiều binh sĩ quân Thục bị chết vì tài bắn cung của Bàng Đức. Hai bên chiến đấu suốt từ sáng sớm đến quá trưa, quân Bàng Đức bắn hết tên, liền theo lệnh Bàng Đức, rút đoản dao ra đánh giáp lá cà với số quân Thục từ thuyền đổ bộ lên đê. Bàng Đức vừa chiến đấu vừa động viên tướng sĩ: "Người tướng giỏi không thể vì sợ chết mà trốn chạy, kẻ anh hùng không thể vì mạng sống mà để mất khí tiết. Hôm nay là ngày ta lấy cái chết để báo đáp lại thừa tướng đây" (chỉ Tào Tháo).
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Historical FictionMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...