CHU DU ĐÁNH HỎA CÔNG Ở XÍCH BÍCH
Sau khi dẹp yên miền bắc, năm 208 Tào Tháo đem đại quân xuống miền nam đánh Lưu Biểu. Binh mã Tào Tháo chưa tới Kinh Châu, Lưu Biểu đã ốm chết. Con Lưu Biểu là Lưu Tông nghe nói thanh thế quân Tào lớn mạnh thì sợ hãi rụng rời, vội cử người đến xin hàng. Lúc đó, Lưu Bị đang giữ Phàn Thành (nay là thành phố Tương Phàn, Hồ Bắc) nghe tin quân Tào tiến đánh liền lui về Giang Lăng (nay là Giang Lăng, Hồ Bắc). Dân chúng Kinh Châu thấy Lưu Bị đối đãi tốt với dân, liền tình nguyện cùng đi theo quân Lưu Bị. Tào Tháo đến Tương Dương, nghe tin Lưu Bị rút về Giang Lăng, lại dò biết ở đó có kho lương lớn của Lưu Biểu, sợ Lưu Bị chiếm mất nên dẫn 5000 khinh kỵ đuổi gấp. Quân mã của Lưu Bị phải đem theo vũ khí trang bị nặng nề, lại phải hộ tống hơn 10 vạn dân đi theo, nên mỗi ngày chỉ đi được hơn 10 dặm. Kỵ binh của Tào Tháo mỗi ngày đêm đi được 300 dặm, nên rất nhanh chóng đuổi kịp Lưu Bị ở dốc Đương Dương, Trường Bản (nay ở đông bắc huyện Đương Dương, Hồ Bắc).
Quân Lưu Bị bị kỵ binh Tào Tháo chia cắt, đánh tan tác, may nhờ có Trương Phi chặn được ở dốc Trường Bản nên Lưu Bị và Gia Cát Lượng mới đem được một số ít quân thoát khỏi quân truy kích. Nhưng đường về Giang Lăng đã bị đã bị quân Tào án ngữ, Lưu Bị đành lui về Hạ Khẩu (nay là thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc). Tào Tháo chiếm được Giang Lăng, liền tiến quân men theo Trường Giang về phía đông, gần tới Hạ Khẩu. Gia Cát Lượng nói với Lưu Bị: "Tình hình rất nguy cấp, chỉ còn một cách cầu cứu Tôn Quyền".
Vừa may lúc đó Tôn Quyền cũng sợ Tào Tháo chiếm mất Kinh Châu, nên phái Lỗ Túc đến tìm Lưu Bị bàn việc liên hiệp chống Tào. Gia Cát Lượng liền cùng Lỗ Túc đến Sài Tang (nay ở tây nam Cửu Giang, Giang Tây) gặp Tôn Quyền. Khi yết kiến Tôn Quyền, Gia Cát Lượng nói: "Nay Tào Tháo đã chiếm được Kinh Châu, đang chuẩn bị đánh Đông Ngô. Nếu tướng quân quyết tâm chống lại thì nên sớm đoạn tuyệt quan hệ với Tào Tháo và liên hợp với chúng tôi; nếu không thì thà hàng quách Tào Tháo. Lúc này mà còn do dự thì tai họa đến nơi, thì không còn kịp đối phó nữa".
Tôn Quyền hỏi lại: "Thế tại sao Lưu Bị không đầu hàng Tào Tháo đi?"
Gia Cát Lượng nghiêm chỉnh nói: "Lưu tướng quân là dòng dõi nhà Hán, có tài đức trùm trời, sao có thể cúi đầu hàng phục Tào Tháo được?".
Tôn Quyền nghe Gia Cát Lượng nói thế, bị kích động, cũng nói: "Ta cũng không thể đem đất đai Giang Đông và 10 vạn quân mã biếu không cho kẻ khác. Nhưng Lưu tướng quân vừa thua trận, làm sao chống lại được Tào?".
Gia Cát Lượng nói: "Xin tướng quân yên tâm. Tuy Lưu hoàng thúc mới thua trận, vẫn còn 2 vạn thủy quân. Quân Tào tuy đông nhưng từ xa đến đã rất mệt mỏi. Vả lại quân miền bắc không quen thủy chiến, dân Kinh Châu không tuân phục chúng, nếu chúng ta đồng tâm hiệp lực thì nhất định đánh thắng được chúng".
Nghe Gia Cát Lượng phân tích, Tôn Quyền thấy vững tâm, phấn khởi, liền lập tức triệu tập tướng lĩnh, bàn cách đánh quân Tào. Đúng lúc đó, Tào Tháo gửi chiếu thư tới. Thư viết: ta phụng mệnh hoàng đế, đem quân nam chinh. Nay trong tay ta có 80 vạn binh hùng tướng mạnh, sẵn sàng đọ sức với tướng quân" .
BẠN ĐANG ĐỌC
LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂM
Ficção HistóricaMình rất thích nghe và đọc các tài liệu lịch sử, tuy Trung Quốc thời xưa là một nước xâm chiếm Việt Nam nhưng không thể phủ nhận rằng lịch sử lâu đời của Trung Quốc rất hay và hấp dẫn. Đây là tác phẩm mình tìm được rất hay và tâm đắc, nên chia sẻ ch...